Mẫu bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu năm 2024

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY (VCCI)

ĐỊA CHỈ: SỐ 9 - ĐÀO DUY ANH - HÀ NỘI ĐIỆN THOẠI: (024).3577.1457 - EMAIL: [email protected] WEBSITE: COVCCI.COM.VN

Biểu Mẫu Thuế

Bieu mau thue , bieu thue , mau to khai thue tndn , mau to khai thue tncn , mau to khai thue gtgt , mau to khai thue ttđb, mau to khai thue tai nguyen, mau khai thue mon bai, mau to khai thue lien quan den su dung dat dai , mẫu khai phí, lệ phí, mẫu tờ khai thuế khoán, mau khai thue nha thau nuoc ngoai , mau khai thue doi voi thuy dien , biểu mẫu khai thuế

Mẫu Bảng kê khai này áp dụng trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng.

Thương nhân nộp bản sao các chứng từ (đóng dấu sao y bản chính): Quy trình sản xuất hàng hóa,Hóa đơngiá trị gia tăng, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép kinh doanh của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai tại các cột (8), cột (9), cột (10) và cột (11).

Căn cứ Thông tư 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/5/2023.

Mẫu bảng khai báo xuất xứ hàng hóa mới nhất dành cho nhà sản xuất hàng hóa trong nước là Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC.

Mẫu bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu năm 2024

Tải Mẫu bảng khai báo xuất xứ hàng hóa mới nhất Tại đây.

Mẫu bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu năm 2024

Mẫu bảng khai báo xuất xứ hàng hóa mới nhất 2023 dành cho nhà sản xuất hàng hóa trong nước ra sao? (Hình từ Internet)

Khi nào phải nộp Bảng khai báo xuất xứ hàng hóa kèm theo hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ?

Căn cứ quy định về hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ tại Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:

Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ
Trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm:
1. Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
2. Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;
3. Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
4. Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.

Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì tổ chức cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu thì phải nộp Bảng khai báo xuất xứ hàng hóa kèm theo hồ sơ đề nghị khi nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.

Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu của cơ quan hải quan gồm những gì?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:

Kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu
...
3. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra các chứng từ sau:
- Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công (nếu là gia công cho thương nhân nước ngoài) hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, vật tư trong nước (nếu mua trong nước);
- Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Quy trình sản xuất;
- Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan.
Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người sản xuất xuất trình bản giấy.
b) Kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa:
- Số lượng dây chuyền, máy móc, thiết bị;
- Công suất của máy móc, thiết bị;
- Số lượng nhân lực tham gia quy trình sản xuất hàng hóa;
- Năng lực, quy mô sản xuất, gia công, thực hiện các công đoạn sản xuất, gia công nào (bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...).

Như vậy, nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu của cơ quan hải quan bao gồm:

- Kiểm tra chứng từ;

- Kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa.

Theo đó, toàn bộ quá trình, nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng Biên bản kiểm tra giữa đại diện theo pháp luật của người sản xuất và đoàn kiểm tra.

Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí RVC là gì?

Hàm lượng giá trị khu vực RVC được viết tắt từ Regional Value Content, được biết đến là tỷ lệ đóng góp vào giá trị hàng hoá của các nước thành viên trong một hiệp định thương mại tự do (FTA).

Bảng kê wo là gì?

QUY TẮC XUẤT XỨ THUẦN TUÝ WO LÀ GÌ? WO được viết tắt từ Wholly Obtained, nghĩa là xuất xứ thuần tuý. Một sản phẩm được xem là có xuất xứ thuần tuý khi sản phẩm đó thu được hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý của bên nước xuất khẩu đó.

Bảng kê khai hàng hóa là gì?

1. Bảng kê mua hàng hóa là gì? Bảng kê mua hàng hóa là chứng từ dùng để kê khai mua vật tư, công cụ, hàng hóa hay các dịch vụ trên thị trường tự do đối với các trường hợp thuộc diện không cần phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Bảng kê NPL là gì?

NPL là viết tắt của Non-Performing Loan, tạm dịch là “nợ không thực hiện được hay nợ xấu”. Đây là khoản nợ mà người vay mà không thể hoặc không muốn thanh toán cho ngân hàng hay các tổ chức tài chính trong khoảng thời gian quy định.