Tuần bao nhiêu thì thai nhi quay đầu năm 2024

Những dấu hiệu thai nhi quay đầu là như thế nào đảm bảo chuẩn xác nhất là điều mà các mẹ bầu quan tâm ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Theo các chia sẻ của chuyên gia thì có rất nhiều những dấu hiệu khác nhau để mẹ theo dõi. Khi thai quay đầu có nghĩa là thai đã sẵn sàng ra đời bên cạnh mẹ.

Tuần bao nhiêu thì thai nhi quay đầu năm 2024
Tìm hiểu những dấu hiệu thai nhi quay đầu

Thai nhi quay đầu vào thời điểm nào?

Trước khi nắm được những dấu hiệu thai nhi quay đầu thì chị em cần biết được thai nhi sẽ quay đầu vào thời điểm nào. Việc theo dõi thời gian và biết được thai quay đầu là rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi mẹ bầu. Bởi, nếu khi thai nhi quay đầu đúng vị trí trước khi ra đời thì mẹ sẽ không gặp phải những rủi ro hay biến chứng khi sinh.

Đồng thời, khi thai quay đầu sẽ kích thích cổ tử cung để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ sinh con. Về thời gian thai nhi quay đầu thì thông thường thai nhi sẽ quay đầu trong khoảng thời gian từ 32 cho đến 36 tuần. Đây được xem là quãng thời gian hoàn hảo và lý tưởng nhất cho việc mang bầu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thai nhi quay đầu xuống muộn sau 36 tuần.

Tuy nhiên, khi thai nhi quay đầu tức là thời gian sinh của mẹ đã cận kề. Vì vậy, mẹ hãy chuẩn bị tinh thần và đồ dùng tươm tất để có thể sẵn sàng chào đón bé. Thời điểm này mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng để thai nhi luôn cảm thấy thoải mái dễ chịu.

Mẹ luôn muốn biết thai nhi khi nào quay đầu. Điều này khá đơn giản khi mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu thai nhi đã quay đầu như dưới đây. Đây là những dấu hiệu chuẩn xác đã được các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ.

Áp lực bụng dưới nhiều là dấu hiệu thai nhi quay đầu chuẩn xác

Một dấu hiệu mà mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng đó chính là áp lực bụng dưới nặng nề hơn. Thông thường khi giai đoạn cuối thai kỳ chị em sẽ cảm thấy bụng bầu rất nặng nề và khó khăn đi lại. Tuy nhiên, nếu thai nhi đã lộn đầu thì mẹ thấy áp lực lên phần bụng này càng trở nên mạnh hơn. Lúc này việc đi lại của mẹ hết sức khó khăn và vất vả.

Mẹ cảm thấy dễ thở hơn, ăn ngon hơn

Tuần bao nhiêu thì thai nhi quay đầu năm 2024
Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau để nhận biết thai đã quay đầu

Khi thai nhi quay đầu thì cũng là thời điểm mà thai nhi dồn xuống phía dưới không còn những áp lực mạnh mẽ lên phổi của người mẹ. Chính vì vậy, mẹ sẽ thấy dễ thở hơn dù nằm hay ngồi. Đây là biểu hiện rất rõ so với những thời điểm trước đó thai chưa quay đầu.

Thêm vào đó, khi thai quay đầu thì mẹ cảm thấy cơ thể thoải mái dễ chịu và cảm thấy việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Có được điều này là do thai nhi không gây ra những áp lực lên dạ dày hay bộ phận tiêu hóa. Thời điểm này, mẹ cũng hay đói nhiều hơn, ăn nhiều hơn tuy nhiên, một số mẹ lại gặp phải tình trạng ợ chua, ợ nóng.

Dấu hiệu thai nhi quay đầu khi mẹ đi tiểu nhiều hơn, bị táo bón

Thông thường khi mẹ bầu mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhưng vào thời điểm thai nhi quay đầu thì số lần đi tiểu của mẹ sẽ tăng hơn nhiều. Bởi, khi thai quay đầu thì sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến tình trạng đi nhiều nhiều liên tục. Thậm chí nhiều mẹ sẽ cảm thấy khó chịu khi liên tục phải đi tiểu.

Một số mẹ còn có biểu hiện bị táo bón thậm chí gây ra cả trĩ. Vì vậy, mẹ cần phải lưu ý và đừng quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ nên tích cực bổ sung những dưỡng chất ăn thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước trong ngày. Như vậy, tình trạng táo bón của mẹ sẽ được giảm bớt.

Đau lưng dưới mạnh cũng là dấu hiệu thai nhi quay đầu

Một trong những dấu hiệu để biết thai nhi đã quay đầu hay chưa đó chính là biểu hiện đau lưng ở phần dưới. Tình trạng đau lưng này mỗi chị em một khác nhau có những người đau nhẹ nhàng nhưng cũng có những người đau mạnh. Sở dĩ gây ra hiện tượng này là do áp lực của thai nhi khi quay đầu sẽ tạo ra áp lực đè lên lưng dưới của mẹ. Đây cũng là bộ phận mà mà chịu áp lực nặng nhất khi thai nhi quay đầu.

Ngoài những dấu hiệu thai nhi quay đầu nêu trên thì cũng còn nhiều biểu hiện khác nhau tùy cơ thể mỗi chị em. Có những chị em bị phù chân hoặc chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn khi thai nhi quay đầu. Đây đều là những biểu hiện hết sức bình thường vì vậy mẹ không phải lo lắng.

Làm thế nào để thai nhi quay đầu đúng vị trí của chúng?

Theo các chuyên gia y tế chia sẻ thì khi xuất hiện những dấu hiệu thai nhi quay đầu không phải khẳng định việc sinh con sớm. Tuy nhiên, việc quay đầu đúng vị trí sẽ khiến mẹ sinh nở được thuận lợi nhất. Vậy, làm thế nào để thai nhi có thể quay đầu đúng vị trí quy định thì cần phải lưu ý những vấn đề như sau:

  • Về tư thế ngồi cũng rất quan trọng giúp thai nhi quay đầu đúng với vị trí. Các mẹ lưu ý để đầu gối phải thấp hơn hông. Vì vậy, khi ngồi xe các mẹ tốt nhất nên sử dụng miếng đệm lót đẻ sao cho hông luôn cao hơn đầu gối. Thêm vào đó, mẹ đừng ngồi một chỗ quá lâu nên đi lại nhẹ nhàng sau một thời gian ngồi dài.
  • Về tư thế nằm thì các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên nằm nghiêng để giúp thai nhi quay đầu thuận lợi và dễ dàng hơn.
  • Khi thai nhi vào khoảng 36 tuần trở đi thì mẹ nên tập thể dục đều đặn và đặc biệt chú ý đến những động tác ở phần hông nhiều hơn để dễ dàng cho thai nhi quay đầu..
  • Để giúp có những dấu hiệu thai nhi quay đầu các mẹ nên đi bơi ở thời điểm giai đoạn cuối của thai nhi.
  • Ở thời điểm thai nhi bắt đầu quay đầu mẹ nên nằm ở thư thế đưa chân lên cao vì vậy mẽ cần phải đặt gối để kê cao chân khi ngủ.

Những trường hợp nào mà thai nhi không quay đầu

Tuần bao nhiêu thì thai nhi quay đầu năm 2024
Những trường hợp thai nhi không thể quay đầu

Thường thì vào thời điểm cuối thai kỳ thai nhi sẽ tiến hành quay đầu nhưng cũng có những trường hợp mà thai nhi không chịu quay đầu. Điều này gây ra khó khăn cho mẹ bầu và mẹ khó có thể sinh thường được. Nếu đến khoảng tuần thứ 37 – 38 mà thai nhi chưa quay đầu thì do một vài những nguyên nhân như sau:

  • U xơ tử cung khiến thai không thể quay đầu và trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ phải mổ lấy thai.
  • Trường hợp dây rốn quá dài cũng ảnh hưởng đến việc quay đầu của thai nhi. Đa phần chúng đều không thể quay đầu được.
  • Ngoài ra, những mẹ mang nhiều thai thì thai nhi sẽ không quay đầu và thường mẹ phải thực hiện sinh mổ.
  • Một vài trường hợp khác nhau như thai có ít hoặc quá nhiều nước ối hay tử cung của mẹ hình dạng không đều cũng khiến thai nhi khó có thể quay đầu.

Như vậy, với những dấu hiệu thai nhi quay đầu như nêu trên mẹ có thể an tâm để sẵn sàng cho thời điểm sinh nở của mình. Tuy nhiên, nếu tình trạng thai nhi không chịu quay đầu và mẹ không thấy có bất cứ dấu hiệu nào thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện việc thăm khám đảm để biết được nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu. Và cũng từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp sinh nở phù hợp.