Phí phụ trội hàng hóa ký hiệu là gì năm 2024

11. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

12. Phí GRI (General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xảy ra vào mùa hàng cao điểm).

13. Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng). phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng lạnh.

14. Phí vệ sinh container (Cleaning container fee) : Hàng dỡ ra sẽ để lại 1 container bị bẩn, do xe nâng, công nhân, nilon bọc hàng, băng keo dán vỏ hàng bỏ lại, ... họ phải thuê quét dọn container.

15. Phí lưu container tại bãi của cảng (DETENTION); Phí lưu container tại kho riêng của khách (DEMURRAGE); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE)

- DETENTION/DEMURRAGE/STORAGE đối với hàng xuất khẩu:

* Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng. Thông thường đối với hàng XK thì bạn sẽ được lấy container đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày DET với điều kiện bạn trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tầu dự kiến. Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi để xuất đúng lịch tầu đã book mà container để tại kho của bạn thì bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET). Nếu vì lý do nào đó bạn giao container về bãi nhưng sau closing time quy định và hàng không kịp xếp lên tầu dự kiến. Hàng của bạn sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) và phí đảo / chuyển container.

* Trong trường hợp bạn đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên.

- DETENTION/DEMURRAGE/STORAGE được tính với hàng nhập khẩu:

Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tầu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tầu cập cảng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE. Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì bạn sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE (nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng) hay bạn sẽ phải trả phí DEM và DET nếu bạn đem hàng về kho riêng để dỡ hàng sau ngày quy định trên. Trong trường hợp bạn rút hàng tại bãi của Cảng sau 05 ngày được miễn nêu trên thì bạn phải trả phí lưu container (DEM) và lưu bãi (STORAGE).

16. Phí labour fee (Áp dụng cho hàng LCL): Kho hàng lẻ họ thu - Phụ phí trả thuê công nhân bốc xếp trong kho.

Local charges là các loại phí bạn phải trả cho hãng tàu, hãng máy bay ở cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng để xử lý các lô hàng xuất nhập khẩu.

Có thể gọi đây là Phí địa phương hoặc Phí nội địa.

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một vài loại Local Charge đường biển. Ví dụ với 1 lô hàng xuất theo điều kiện FOB Hai Phong Port, Incoterms 2010 chẳng hạn thì tại cảng bạn sẽ phải nộp những loại phí cơ bản gì?

Hoặc khi bạn nhập khẩu 1 lô hàng CIF Ho Chi Minh port, Vietnam thì Lines tàu sẽ thu bạn Local charge nào?

1. THC – Terminal Handling Charge: phụ phí xếp dỡ, làm hàng tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY (container yard) ra cầu tàu…

Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

2. B/L fee – Bill of Lading fee: Phí phát hành vân đơn.

Việc phát hành B/L không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm việc thông báo cho đại lý đầu nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, phí quản lý đơn hàng,..

3. Seal – Seal fee: Phí kẹp chì cho hàng nguyên container FCL

Mỗi container khi vận chuyển quốc tế cần có 1 chiếc seal niêm phong để đảm bảo tính nguyên trạng của lô hàng hoặc. Một số loại seal GPS còn giúp theo dõi tiến độ và vị trí lô hàng.

4. CFS – Container freight station fee: phí khai thác kho hàng lẻ

Khi xuất hoặc nhập khẩu hàng LCL, các cảng vụ sẽ thu phí CFS.

Hàng của bạn (hàng gom consol) sẽ được khai thác chung tại kho CFS và đóng chung container cùng các bên khác (với hàng xuất), hoặc sẽ được đem vào kho CFS để phân tách từ hàng nguyên cont (với hàng nhập).

5. AMS và các loại phí tương tự: AMS ( Automated Manifest System ) là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập sau sự kiện 9/11.

Thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng khởi hành đến Mỹ, việc khai AMS là khai các thông tin này. Thủ tục này được áp dụng từ đầu năm 2003 và nhà xuất khẩu có trách nhiệm kê khai thông tin này ngay tại cảng xếp hàng ban đầu.

AMS áp dụng cho vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển. Đối với vận chuyển đi các tuyến khác, các loại phụ phí khác tương tự với AMS:

Vận chuyển hàng đi Canada: Phí ACI (Advance Commercial Information Charge)

Vận chuyển hàng đi EU: Phí ENS (Entry Summary Declaration)

Vận chuyển hàng đi Nhật: Phí AFR (Japan Advance Filing Rules)

Vận chuyển hàng đi Trung Quốc: Phí AMR ( Advance Manifest Rule)

6.. Phí Telex: Dùng cho việc bạn muốn sử dụng Bill surrendered. Dùng Bill Surrendered thì hãng vận chuyển sẽ gửi điện cho đại lý của mình ở cảng tới để thông báo về Bill Surrendered và thông tin về người nhận hàng tại cảng tới.

7. Phí Handling (Handling fee): phí làm hàng.

Thực ra phí này là do các hãng tàu, các công ty giao nhận hàng đặt ra để thu shipper/consignee. Cơ bản, Handling là quá trình một forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại VN thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành BL, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…

8. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí mất cân bằng vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Về cơ bản, nếu đang mùa cao điểm mà ở cảng xếp hàng thiếu Container cần chuyển từ cảng khác tới thì hãng tàu sẽ thu phí này.

Thực sự theo quốc tế thì CIC được coi là Phụ phí vận tải, chứ không hẳn là Local charge. Tuy nhiên ở một số nước thì vẫn gộp nó vào Local charge.

9. Phí D/O – Lệnh giao hàng

Với hàng nhập khẩu, Consignee cần nộp phí D/O để lines tàu hoặc forwarder agent nhả lệnh giao hàng.

Trên thông báo hàng đến Arrival Notice sẽ ghi chú mức phí D/O và hồ sơ cần để lấy D/O

10. Phí Cleaning fee – phí vệ sinh container

Với hàng air, cũng có Local charge. Ví dụ như:

+ Documentation fee/AWB fee: Phí phát hành vận đơn hàng không (AWB)

+ Phí TCS/warehouse: xếp dỡ tại sân bay / phí khai thác tại kho

+ D/O fee: phí lệnh giao hàng

+ Handling fee

+… tùy hãng bay thu theo từng tuyến

Học xuất nhập khẩu cùng Mr Hà Lê

***********************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu của Trung tâm Xuất nhập khẩu Hà Lê: