Oxi hoá trị 2 nghĩa là gì năm 2024

” là thắc mắc của nhiều người, nhất là những người lần đầu nghe đến cụm từ này. Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc thì hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp ngay sau đây.

Chất oxi hóa là gì?

Giải đáp về câu hỏi chất oxi hóa là gì, các chuyên gia cho biết, trong phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa là những đơn chất oxi hoặc những chất nhường oxi khi phản ứng diễn ra. Khi này, chất nhận về electron và trở thành chất oxi hóa.

Ngoài tên gọi trên, chất oxi hóa còn có tên khác là gốc tự do, thường dễ bắt gặp và phổ biến hơn. Nếu chất oxi hóa dùng để nói về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên, trong phản ứng oxi hóa khử nói chung thì gốc tự do lại là từ dùng để chỉ những phản ứng oxi hóa diễn ra trong cơ thể người, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý cũng như vấn đề sức khỏe.

Oxi hoá trị 2 nghĩa là gì năm 2024
Chất oxi hóa là gì? Chất oxi hóa trong cơ thể là gốc tự do tấn công tế bào

Nhìn chung, chất oxi hóa và gốc tự do giống nhau về mặt bản chất cũng như nguyên lý hoạt động, vai trò trong phản ứng oxi hóa khử. Tuy nhiên gốc tự do được đặt trong một môi trường cụ thể hơn - cơ thể con người, nên cần được giải nghĩa rõ hơn. Vậy gốc tự do còn được lý giải như thế nào?

Gốc tự do (chất oxi hóa) là một trong những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một lớp điện tử ở vỏ ngoài cùng dẫn đến mất cân bằng về điện và chuyển động tự do trong môi trường. Gốc tự do có xu hướng tự tạo nên những phản ứng để chiếm đoạt điện tử từ phân tử hay nguyên tử khác để bù vào phần bị mất đi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các chuỗi gốc tự do không có điểm kết, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tế bào.

Oxi hóa trong cơ thể là gì?

Sau khi giải đáp thắc mắc chất oxi hóa là gì thì ảnh hưởng của những chất oxi hóa (gốc tự do) đến cơ thể cũng cần được lưu ý. Như bạn đã biết, chất oxi hóa chính là gốc tự do trong cơ thể.

Do những bất thường trong việc trao đổi điện tích mà có một hoặc một chuỗi các phân tử bị thiếu một electron gây nên tình trạng mất cân bằng điện tích. Khi này những phân tử thiếu hụt electron có xu hướng “giành” lấy electron từ phân tử khác, thường là protein, lipid, ADN hoặc ARN làm cho quá trình tạo mới gốc tự do diễn ra liên tục.

Tình trạng tạo mới gốc tự do liên tục tạo thành chuỗi gốc tự do khi diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ cao mất cân bằng oxi hóa hoặc stress oxi hóa trong cơ thể, dẫn đến tổn thương màng tế bào, rối loạn chức năng các tế bào trong cơ thể.

Cơ thể khỏe mạnh bình thường có thể tự kiểm soát các gốc tự do, chất oxi hóa thông qua việc sử dụng chất chống oxy hóa nội sinh. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch suy giảm do bệnh lý hoặc lão hóa tự nhiên, khả năng kiểm soát này không còn hiệu quả nữa, gốc tự do có cơ hội tấn công các tế bào lành lặn trong cơ thể, ngày một lan rộng làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc ung thư tăng lên.

Oxi hoá trị 2 nghĩa là gì năm 2024
Chất oxi hóa không được kiểm soát sẽ tấn công tế bào khỏe mạnh và gây bệnh

Tác nhân gây tăng số lượng chất oxi hóa trong cơ thể

Theo nhiều nghiên cứu, chất oxi hóa thường được tạo ra do tác nhân từ môi trường hoặc đến từ chính quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Một số tác nhân gây tăng số lượng chất oxi hóa (gốc tự do) gồm:

  • Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cơ thể.
  • Viêm nhiễm bên trong cơ thể.
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tia UV, hóa chất hoặc khói thuốc lá.
  • Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ, nấm mốc hoặc vi khuẩn.
  • Uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích đẩy nhanh quá trình oxi hóa trong cơ thể.
  • Lượng đường trong máu cao (đường huyết cao).
  • Lạm dụng chất béo không no có nhiều trong thức ăn nhanh, mỡ động vật, dầu mỡ sử dụng nhiều lần,...
  • Cơ thể thiếu hụt lượng chất chống oxy hóa cần thiết.
  • Cơ thể hấp thụ quá nhiều khoáng chất đồng, kẽm, sắt, magie.
  • Lượng oxy tồn tại trong cơ thể quá ít hoặc quá nhiều.
  • Tập luyện thể dục quá mức trong thời gian dài khiến các mô tổn thương và dễ bị oxi hóa.
  • Mất cân bằng quá trình oxi hóa vì bổ sung quá nhiều chất chống oxi hóa nhân tạo.

Mất cân bằng oxi hóa có hại cho sức khỏe không?

Chất oxi hóa trong cơ thể người còn được gọi là các gốc tự do. Quá trình lão hóa hoặc gây bệnh do gốc tự do phát triển quá mức còn được gọi là mất cân bằng oxi hóa. Các chất oxi hóa thường có xu hướng tăng sinh khi cơ thể lão hóa, khả năng kiểm soát bằng chất chống oxi hóa nội sinh suy giảm hoặc khi hệ miễn dịch kém khỏe mạnh vì nhiễm bệnh. Đây là lý do vì sao các bệnh viêm nhiễm thường tạo cơ hội hình thành các chuỗi gốc tự do.

Những gốc tự do khi sản sinh liên tục và cơ thể không áp chế được sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm bởi việc đi “giành” những electron đã mất sẽ khiến chất oxi hóa tấn công tế bào khỏe mạnh, các protein, mô mỡ, ADN, ARN trong cơ thể nên nguy cơ gây bệnh rất cao, đặc biệt là những bệnh như:

  • Bệnh Alzheimer hoặc một số chứng mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ khác.
  • Bệnh tự miễn.
  • Tắc nghẽn động mạch dẫn đến bệnh tim mạch
  • Bệnh ung thư, điển hình như ung thư gan, ung thư máu, ung thư dạ dày,...
  • Bệnh liên quan đến lão hóa, tuổi tác vì gốc tự do khiến tế bào, cơ thể lão hóa nhanh hơn.
  • Người già thường dễ bị bệnh đục thủy tinh thể là do gốc tự do không còn được kiểm soát tốt như trước.
  • Nguy cơ gây xơ cứng động mạch, xơ cứng mạch máu.
  • Bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
  • Xơ vữa động mạch do gốc tự do tấn công.
  • Tăng huyết áp.
  • Lão hóa nhanh.
  • Thay đổi về ngoại hình như da nhăn, rụng tóc, tóc bạc sớm,...
    Oxi hoá trị 2 nghĩa là gì năm 2024
    Chất oxi hóa làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, da chảy xệ,...

Tóm lại chất oxi hóa là gì? Chất oxi hóa là chất mất đi electron trong phản ứng chung còn trong cơ thể, chất oxi hóa được gọi là gốc tự do. Việc thiếu hụt chất chống oxy hóa nội sinh và không bổ sung thường xuyên, đều đặn chất chống oxi hóa từ thực phẩm tự nhiên khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, cơ thể dễ bị bệnh. Vì vậy bạn nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất chống oxi hóa như cam, chanh, ớt chuông, khoai lang, rau bina, các loại ngũ cốc,...