Không nộp báo cáo kiểm toán có bị phạt không năm 2024

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã ban hành quyết định số 179/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (mã TTB-HOSE).

Theo đó, công ty này bị xử phạt 92,5 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Cụ thể: TTB không công bố thông tin theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của SSC và trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) đối với Báo cáo tài chính (BCTC) năm 2022 đã được kiểm toán; Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trên trang thông tin điện tử của HSX đối với BCTC quý 1/2023.

Trước đó, HOSE cho biết đã chuyển cổ phiếu của TTB từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch, kể từ ngày 23/5/2023 theo Quyết định số^ổ/QĐ-SGDHCM ngày 16/5/2023 của HOSE. Qua đó, cổ phiếu TTB chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận kể từ ngày 23/05/2023.

Nguyên nhân là do TTB chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, TTB cho biết do sự thay đổi nhân sự cấp cao của công ty đã làm ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của công ty chưa được hoàn thiện đúng quy định.

Công ty và đơn vị kiểm toán vẫn đang nỗ lực phối hợp cùng các cơ quan chức năng để hoàn thành báo cáo tài chính năm 2022 được sớm nhất. Ngay sau khi hoàn thiện, Công ty sẽ thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện, giá cổ phiếu này tăng nhẹ lên 2.710 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, Ngày 22/6/2023, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 177/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị (mã CDO-UPCoM).

Theo đó, công ty này bị phạt 85 triệu đồng theo quy định tại Điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do có hành vi vi phạm hành chính.

Cụ thể: CDO không công bố thông tin đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật như báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã được soát xét; Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán trên hệ thống công bố thông tin củacủa SSC và trang thông tin điện tử của HNX.

Doanh nghiệp nộp bao nhiêu ngày là trễ? Nếu nộp trễ càng lâu thì càng tăng mức phạt đúng không? Thời hạn trễ được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Thông thường, mức phạt sẽ tăng dần theo thời gian trễ hạn. Dưới đây, AZTAX sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cụ thể quy định của Nhà nước về các mức phạt hiện hành nhé!

Không nộp báo cáo kiểm toán có bị phạt không năm 2024
Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính 2024

Theo quy định Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định nộp và công khai báo cáo tài chính, mức xử phạt hành vi doanh nghiệp nộp trễ hạn báo cáo tài chính như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
    • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
    • Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
    • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
    • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính.
    • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
    • Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính.
    • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
    • Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật.
    • Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:
    • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

2. Nộp báo cáo tài chính trễ bao nhiêu ngày thì sẽ bị xử phạt?

Không nộp báo cáo kiểm toán có bị phạt không năm 2024
Nộp báo cáo tài chính trễ bao nhiêu ngày sẽ bị xử phạt

Dựa trên Điều 12 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính sẽ bị phạt cảnh cáo theo các điều sau:

  • Trễ hạn dưới 05 ngày đối với báo cáo thống kê tháng.
  • Trễ hạn dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng.
  • Trễ hạn dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.

Do đó, việc nộp báo cáo tài chính trễ so với thời hạn quy định, dù là trễ 01 ngày hay 01 tháng, đều sẽ bị xử phạt. Tùy theo thời gian trễ hạn mà mức phạt cũng sẽ tăng dần.

3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Không nộp báo cáo kiểm toán có bị phạt không năm 2024
Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thời hạn để nộp báo cáo tài chính là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thời hạn để nộp hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập,… là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập. Cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước, thời hạn nộp báo cáo tài chính quý phụ thuộc vào loại doanh nghiệp như sau:
    • Đơn vị kế toán phải hoàn thành việc nộp Báo cáo tài chính quý không quá 20 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Tuy nhiên, đối với công ty mẹ và Tổng công ty Nhà nước, thời hạn nộp là 45 ngày.
    • Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp và Tổng công ty Nhà nước, việc nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty phải tuân thủ theo thời hạn mà công ty mẹ hoặc Tổng công ty quy định.
  • Đối với báo cáo tài chính năm, các quy định thời hạn là như sau:
    • Đơn vị kế toán phải hoàn thành việc nộp Báo cáo tài chính năm không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thời hạn nộp là 90 ngày.
    • Các đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, tổng công ty quy định.
  • Đối với các doanh nghiệp khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm như sau:
    • Các đơn vị kế toán, bao gồm doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, phải hoàn thành việc nộp Báo cáo tài chính năm không quá 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
    • Các đơn vị kế toán khác cần tuân thủ thời hạn nộp không quá 90 ngày.
    • Đối với đơn vị kế toán trực thuộc, việc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên phải được thực hiện theo thời hạn được quy định bởi đơn vị kế toán cấp trên.

4. Sau khi nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp cần làm gì?

Không nộp báo cáo kiểm toán có bị phạt không năm 2024
Sau khi nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp cần làm gì

Sau khi nộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần thực hiện công khai báo cáo tài chính trong thời hạn được quy định. Có một số hình thức công khai báo cáo tài chính mà doanh nghiệp có thể áp dụng, bao gồm:

  • Phát hành ấn phẩm;
  • Thông báo bằng văn bản;
  • Niêm yết;
  • Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
  • Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện công khai báo cáo tài chính đúng thời hạn hoặc thực hiện công khai trễ, có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP:

  • Công khai chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định: Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  • Công khai chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định: Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  • Không công khai theo quy định: Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

AZTAX tự hào giới thiệu dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm, mang lại sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên tài chính chất lượng cao, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc biên soạn và kiểm soát báo cáo tài chính để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật.

Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính sẽ thay đổi tùy theo quy đinh của từng năm. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc nộp chậm báo cáo tài chính so với thời hạn quy định tại cơ quan thống kê sẽ bị phạt. Để tránh tối đã những sai sót AZTAX tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lập và xây dựng báo cáo tài chính uy tín nhất tại TPHCM, Nếu doanh nghiệp vẫn băn khoan hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tư vấn miễn phí!