Huyện nghi lộc có bao nhiêu xã năm 2024

Huyện Nghi Lộc có diện tích tự nhiên 34,77 km2, dân số trên 22 vạn người, có 28 xã, 01 thị trấn; Đảng bộ huyện có 67 tổ chức cơ sở đảng. Trên địa bàn huyện có Tòa giám mục xã Đoài, Trường Đại chủng viện Vinh - Thanh; có 22 giáo xứ, 02 giáo hạt, với 62 linh mục, 345 chức việc; giáo dân chiếm 25,1% dân số toàn huyện.

Thời gian qua, do thực hiện tốt công tác dân vận, với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cấp trên, đồng thuận của Nhân dân, huyện Nghi Lộc tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực trọng tâm công tác: Kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng và thường mại dịch vụ, từng bước giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt 9,85%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 53 triệu đồng/người/năm. Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,81%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường và đạt nhiều kết quả tốt.

Đặc biệt, trong việc thực hiện công tác dân vận đã gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII tạo cho phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn Nghi Lộc đạt nhiều kết quả quan trọng; toàn huyện có 28/28 xã đạt chuẩn NTM; Thị trấn Quán Hành đạt chuẩn đô thị văn minh và huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Có được những kết quả trong xây dựng Nông thôn mới nhờ cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị luôn nhận thức sâu sắc rằng việc thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ là chìa khóa vạn năng mở ra và giải quyết tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội.

Xác định xây dựng nông thôn mới gắn với công tác dân vận là nhiệm vụ hết sức trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, xem đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, được nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng tích cực. Là một chủ trương có tính tổng hợp, toàn diện cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Việc phát động và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với điều kiện thực tế của từng địa phương, được triển khai một cách chủ động, sáng tạo, có bước đi, lộ trình phù hợp, đặc biệt phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Cấp ủy, chính quyền đã chủ động sớm xây dựng, ban hành nghị quyết chuyên đề về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới kèm theo cơ chế, chính sách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó xác định rõ quan điểm, mục tiêu, phương châm, lộ trình, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện, từ đó làm cơ cở để chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các xã triển khai cụ thể hóa thực hiện phù hợp với điều kiện và nguồn lực.

Huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng từ đó để “dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”, thường xuyên gắn bó, động viên, khuyến khích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ nhân dân. Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện, Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở huyện, các ban, ngành tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động cụ thể đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân; đồng thời sử dụng đồng bộ với các phương tiện truyền thông như Bản tin Nghi Lộc, cổng thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh cơ sở, mạng xã hội… để đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên. Đã góp phần cổ vũ, động viên, tạo niềm tin cho nhân dân, từ đó tự giác góp công, góp sức, trí tuệ trong xây dựng Nông thôn mới; đồng thời phổ biến những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo có hiệu quả, biểu dương những điển hình, điểm sáng thực hiện quy chế dân chủ về xây dựng nông thôn mới, tạo sức lan tỏa sâu rộng cho phong trào.

Kết quả huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong những năm qua rất khả quan, với tổng kinh phí là 6.047.000 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 1.487.562 triệu đồng, chiếm 24,6%; vốn vay tín dụng 2.049.933 triệu đồng, chiếm 33,9%; vốn doanh nghiệp hỗ trợ 157.222 triệu đồng, chiếm 2,6 % còn lại nguồn ngân sách nhà nước. Xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn là 355,41 km, đạt tỷ lệ 100%; đường trục thôn xóm đã được cứng hóa đạt chuẩn là 452,623 km đạt tỷ lệ 96%. Tổng số kênh mương trên địa bàn huyện được bê tông hóa là 591,37km. Trong năm 2022, toàn huyện đã xây dựng được trên 400 mô hình, điểm sáng về quy chế dân chủ cơ sở và mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực. Tổ chức đối thoại trên 53 cuộc, trong đó 01 cuộc cấp huyện, 52 cuộc cấp xã theo các chuyên đề.

Cấp ủy giao cho MTTQ và các đoàn thể đảm nhận những phần việc cụ thể, thiết thực, như: Mặt trận Tổ quốc với phong trào giảm nghèo, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn có nhà ở xuống cấp; cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng mô hình “giáo xứ, giáo họ đoàn kết chung tay xây dựng Nông thôn mới”, “Giáo xứ bình yên không có TNXH và không có người vi phạm pháp luật”. Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào xây dựng đường hoa, tuyến đường kiểu mẫu, mô hình "Biến rác thải thành sản phẩm có ích", "Làn xinh thân thiện bảo vệ môi trường", mô hình “5 không, 3 sạch”. Hội Nông dân với phong trào xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới gắn với xây dựng mỗi xã ít nhất 01 sản phẩm. Hội Cựu chiến binh với mô hình “Đường cờ kiểu mẫu và cụm bảng panô”; mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, mô hình “Tổ tự quản về an ninh trật tự”. Đoàn Thanh niên với mô hình“ Đường hoa từ lốp xe” mô hình “Em nuôi của Đoàn”, cổng trường an toàn giao thông; Liên đoàn Lao động huyện với mô hình “Hỗ trợ mua sắm thiết chế văn hóa cho các xóm, tổ dân phố”... Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, nắm bắt được tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, từ đó cấp ủy, chính quyền đề ra chủ trương lãnh đạo sát đúng, phù hợp, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Ban Thường vụ huyện ủy đã chỉ đạo quyết liệt về tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, từ đó tạo động lực để cấp dưới và quần chúng, nhân dân làm theo. Cấp ủy, chính quyền chỉ đạo rà soát đội ngũ cán bộ tại cơ sở để kịp thời bổ sung, kiện toàn và thay thế đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM và Ban chỉ đạo thực hiện QCDC cấp huyện và tại các xã; đồng thời phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, ủy viên BCH Đảng bộ huyện phụ trách cụm, điểm trực tiếp chỉ đạo xây dựng NTM tại các đơn vị được giao; đặc biệt vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, tập trung về cơ sở, khối, xóm, cùng với nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, hình thành mô hình “ngày thứ 7, chủ nhật vì dân”. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc cơ sở triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo các phòng, ngành cấp huyện hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho cấp dưới. Trên cơ sở các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện chủ động xây dựng lịch làm việc sớm với các xã để chỉ đạo, định hướng, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở thực hiện các tiêu chí đảm bảo có chất lượng và tiến độ kế hoạch đề ra; quá trình đó, thường xuyên trực tiếp địa bàn dân cư để kiểm tra, giám sát, đôn đốc và chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh và động viên cơ sở tập trung thực hiện.

Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện xây dựng, bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp từng năm, từng giai đoạn, đồng thời với tổ chức lồng ghép tốt các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất để khuyến khích các địa phương thực hiện trong xây dựng NTM, như: Cơ chế hỗ trợ thưởng cho các xã đạt chuẩn NTM nâng cao (500 triệu), NTM kiểu mẫu 01 tỷ đồng để xây dựng công trình phúc lợi; hỗ trợ xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1(300 triệu đồng), mức độ 2 (500 triệu); cơ chế thưởng cho các xóm đạt mô hình văn hóa tiêu biểu cấp huyện; hỗ trợ xi măng làm giao thông nông thôn, hỗ trợ phát triển hợp tác xã, hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho xây dựng NTM, đồng thời góp phần nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện xây dựng NTM, cũng như trong các hoạt động khác ở cơ sở.

Có thể khẳng định rằng, thông qua công tác dân vân và thực hiện QCDC ở cơ sở đã khơi dậy được sức mạnh tổng hợp trong nhân dân để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và đây là chủ trương hợp ý Đảng - lòng dân, sức dân là vô địch, khi có chủ trương đúng, người dân đồng lòng, cán bộ quyết tâm thì sẽ có được kết quả cao. Cũng thông qua đó, năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền được phát huy và nâng cao, thể hiện vai trò “then chốt” trong quá trình lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở để xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX đề ra.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo nâng cao các tiêu chí nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghi Lộc xác định mục tiêu đến năm 2025, có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 2 - 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác dân vận, quy chế dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, khơi dậy và phát huy có hiệu quả vai trò chủ thể sức mạnh tổng hợp tất cả lực lượng của mỗi người dân. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực, trong đó khuyến khích nguồn lực xã hội hóa để hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tăng mức độ hưởng thụ cho người dân nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, “vườn chuẩn nông thôn mới”; sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và bền vững, trên cơ sở liên kết và kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, các thiết chế văn hóa, tạo cảnh quan môi trường sống sạch sẽ, an toàn. Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn đổi mới, đặc biệt là đổi mới nhận thức, tư duy, ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân về vai trò, vị trí tầm quan trọng của công tác dân vận trong sự phát triển huyện./.

Nghệ An có bao nhiêu huyện thị xã thành phố?

Tỉnh Nghệ An có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa và 17 huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương.

Tương đương có bao nhiêu xã?

Huyện Tương Dương có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thạch Giám (huyện lỵ) và 16 xã: Hữu Khuông, Lượng Minh, Lưu Kiền, Mai Sơn, Nga My, Nhôn Mai, Tam Đình, Tam Hợp, Tam Quang, Tam Thái, Xá Lượng, Xiêng My, Yên Hòa, Yên Na, Yên Thắng, Yên Tĩnh.

Nghệ An có bao nhiêu phương?

Hành chính. Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.

Nghệ An có xã gì?

Danh sách xã thuộc tỉnh Nghệ An.