Hướng dẫn học tập môn xã hội nguyễn quốc vương

do dịch giả Nguyễn Quốc Vương dịch. Đây là cuốn sách do Bộ GD-ĐT Nhật Bản phát hành năm 1947, thời điểm Nhật Bản đang tiến hành cải cách giáo dục mạnh mẽ. Nói về cuốn sách, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học tập kinh nghiệm quốc tế của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên các trường sư phạm, giáo viên các cấp, đặc biệt là giáo viên tiểu học ở Việt Nam hiện nay. Cũng theo Thứ trưởng Hiển, thông qua những hướng dẫn, gợi ý thiết thực, phong phú của cuốn sách, giáo viên sẽ thêm tự tin thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là đối với các môn: Cuộc sống quanh ta, tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội, giáo dục lối sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Cuốn sách hướng dẫn môn xã hội từ lớp 1 đến lớp 6.

Nghiêm Huê

Home > Giáo dục lịch sử ở Việt Nam, Sách của tôi (my books) > “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” -tư liệu tham khảo quý cho giáo viên Việt Nam

Trân trọng giới thiệu với các bạn cuốn sách do tôi dịch và NXB Đại học sư phạm xuất bản.

Hướng dẫn học tập môn xã hội nguyễn quốc vương

Đây là cuốn sách dịch từ nguyên tác Hướng dẫn học tập môn Xã hội của Bộ giáo dục Nhật Bản xuất bản năm 1947.

Cuốn sách này là cẩm nang hướng dẫn cho giáo viên toàn nước Nhật về môn Nghiên cứu xã hội (môn Xã hội)-môn học tổng hợp Lịch sử, Địa lý, Công dân, một môn học hoàn toàn mới được du nhập từ Mĩ vào Nhật Bản.

Đây là tài liệu có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến giáo dục Nhật Bản sau 1945.

Môn học này trở thành trung tâm của cuộc cải cách thời hậu chiến nhằm đào tạo ra một thế hệ công dân mới kiến tạo nên nước Nhật hòa bình, dân chủ, tôn trọng con người.

Sách gồm 8 chương và một phụ lục. Đọc nó các bạn sẽ thấy được mục tiêu triết lý, nội dung, giáo tài, phương pháp chỉ đạo, đánh giá của môn Xã hội.

Phần phụ lục là 3 ví dụ cụ thể về 3 chủ đề học tập dành cho lớp 1, 3, 5 với các thao tác bếp núc chi tiết của giáo viên.

Đọc nó và tham chiếu với các tranh luận về dạy học tích hợp, tích hợp môn Sử, dạy học theo chủ đề, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo dục con người hay cuộc chiến thi cử đang diễn ra ở nước ta hiện nay, các bạn sẽ rút ra nhiều điều đáng suy ngẫm.

Ở Nhật tài liệu này cũng là “kinh điển” cho những ai muốn tìm hiểu giáo dục Nhật sau 1945.

Trong tư cách người dịch và giới thiệu cuốn sách này, tôi rất mong sách sẽ đến được tận tay từng giáo viên ở Việt Nam.

Những bạn nào muốn mua sách có thể đăng ký trước qua địa chỉ email của NXB: [email protected]

Nếu bạn nào ngại thì email cho tôi theo địa chỉ [email protected] tôi sẽ chuyển yêu cầu của các bạn đến NXB.

Tại buổi tọa đàm, 2 diễn giả Nguyễn Quốc Vương - Nghiên cứu sinh Đại học Kanazawa (Nhật Bản) và TS. Nguyễn Ngọc Minh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã cùng các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến xung quanh 2 cuốn sách Hướng dẫn học tập môn Xã hội - kinh nghiệm từ Nhật Bản tập I và II. Trong đó, trọng tâm được nói đến là cuốn sách Hướng dẫn học tập môn Xã hội đã làm thay đổi con người Nhật Bản suốt thời gian qua và tại sao cuốn sách lại thu hút được sự chú ý đặc biệt từ phụ huynh cùng người dân xứ hoa Anh đào.

Sách “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” được Bộ Giáo dục Nhật Bản ban hành năm 1947 - thời điểm Nhật Bản đang tiến hành cải cách giáo dục mạnh mẽ nhằm tái thiết đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Bản dịch tiếng Việt do Nguyễn Quốc Vương dịch và TS. Nguyễn Lương Hải Khôi hiệu đính. Tài liệu quý về dạy học tích hợp - cuốn sách “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” đã được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm công bố vào đầu năm 2016.

Nội dung sách tạo được ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi chứa đựng những kinh nghiệm quốc tế hay, những gợi ý hữu ích cho công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay. Trong số các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông của Nhật Bản, môn Xã hội lần đầu tiên được du nhập từ phương Tây ngay khi nước Nhật bắt đầu công cuộc tái thiết sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Theo Nghiên cứu sinh Đại học Kanazawa Nguyễn Quốc Vương, năm 1947, cải cách giáo dục tại Nhật Bản chính thức được tiến hành và 15 năm sau đó nước Nhật bắt đầu bước vào thời kỳ kinh tế phát triển thần kỳ, đạt đến đỉnh cao cũng như thay đổi rất nhiều. Khi nhìn lại, chúng ta có thể thấy rõ, toàn bộ giá trị phổ quát người Nhật tiếp nhận và sau đó thay đổi họ, bao gồm suy nghĩ về hòa bình, dân chủ, tôn trọng con người… đều bắt nguồn từ tài liệu học tập này rồi bắt đầu lan truyền trên khắp nước Nhật.

Giải đáp những thắc mắc từ độc giả, anh Nguyễn Quốc Vương cho rằng, trong một nền giáo dục hiện đại, việc tồn tại nhiều mô hình giáo dục là điều rất tốt và nước Nhật cũng giống như vậy. Tuy nhiên, điều cơ bản nhất là những giá trị phổ quát và triết lý giáo dục là một sự thống nhất chung, trong đó hướng tới con người, giá trị phổ quát như thế nào, song con đường đi sẽ rất khác nhau. Trên con đường đi đó, chúng ta đều có thể tôn trọng và hợp tác lẫn nhau. Do vậy, việc phụ huynh dạy con kiểu Nhật, kiểu Mỹ… song cuối cùng hướng tới tất cả các phẩm chất của con người đều không thể trái giá trị phổ quát như yêu thương nhau, tôn trọng hòa bình.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng, thông qua những hướng dẫn, gợi ý thiết thực, phong phú của cuốn sách, giáo viên sẽ thêm tự tin thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là đối với các môn: Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội, Giáo dục lối sống, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, việc vận dụng những nội dung của cuốn sách cần kết hợp với quá trình khảo sát, tìm hiểu để nắm vững tình hình và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục ở mỗi địa phương.