Hàng hóa chất chưaz có msds thì phia làm gì năm 2024

Vận chuyển hàng nguy hiểm là 1 trong những công việc được sự quan tâm lớn từ các cơ quan thẩm quyền và có chức năng. Vì vậy việc vận chuyện các mặt hàng này cần tuân thủ theo các Nghị Định của Thủ tướng chính phủ về nhiều mặt bao gồm: phương tiện, giấy phép, quy định, ký hiệu, cách đói gói, biện pháp phòng cháy chữa cháy,… để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển cho cả người vận chuyển, người sở hữu sản phẩm, người dân đi đường,…

Hàng nguy hiểm bao gồm rất nhiều các chất, hợp chất (tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng và khí) có thể gây ảnh hưởng xấu, gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người, tác động xấu đến môi trường, nguy cơ mất an toàn và an ninh quốc gia. Các hàng hóa thuộc nhóm hàng nguy hiểm thì việc vận chuyển sẽ phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn cùng quy định nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS. 9 nhóm hàng hóa nguy hiểm chính (được xét dựa trên các tính chất hóa, lý)

Bảng danh mục hàng hóa nguy hiểm

Nhóm số 1 1.1 – Các loại chất nổ 1.2 – Các chất – vật liệu gây nổ công nghiệp Nhóm số 2 2.1 – Khí Gas dễ cháy 2.2 – Khí Gas không dễ cháy, không độc hại 2.3 – Các loại khí Gas độc hại Nhóm số 3 Các dạng chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhây Nhóm số 4 4.1 – Các chất đặc dễ cháy, chất đặc nổ khử nhây, các chất tự phản ứng 4.2 – Các chất tự bốc cháy (có khả năng cháy khi đứng 1 mình) 4.3 – Các chất khi gặp nước, tiếp xúc với nước phát ra khí gas dễ cháy Nhóm số 5 5.1 – Các chất Oxy hóa 5.2 – Các dạng hợp chất Oxit hữu cơ Nhóm số 6 6.1 – Các chất độc hại 5.2 – Các chất lây nhiễm Nhòm số 7 Các chất phóng xạ Nhóm số 8 Các chất ăn mòn Nhóm số 9 Các loại chất và hàng hóa nguy hiểm khác

Giấy phép khi vận chuyển hàng nguy hiểm gồm những gì, ai cấp phép?

Để có thể vận chuyển những loại hàng hóa nguy hiểm này thì việc trước tiên là xin cấp giấy phép vận chuyển từ các Bộ phụ trách (đơn vị vận tải sẽ xin cấp phép). Tùy theo mức độ liên quan và mục đích sử dụng, bỗi Bộ chỉ có quyền cấp phép một số nhóm hàng hóa nguy hiểm trong danh sách trên

  • Bộ Công an có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 9;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 5, nhóm 7 và nhóm 8;
  • Bộ Y tế có quyền cấp giấy phép để vận chuyển hóa chất độc hại dùng trong y tế, các hóa chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong lĩnh vực gia dụng;
  • Bộ Công thương có quyền cấp giấy phép vận tải cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 2, nhóm 3 và các chất xăng dầu, khí đốt, các chất độc nguy hiểm;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho các hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ quân sự, quốc phòng và lợi ích quốc gia, an ninh lực lượng vũ trang thì sẽ được quy định định bởi Bộ trường Bộ Quốc Phòng và Bộ trưởng Bộ Công An.

Quy định mới của Chính phủ về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm 2020 trở đi

Theo nghị định 42/2020/NĐ-CP của chính phủ ban hành vào tháng 4 vừa qua, dành riêng cho việc vận tải các loại hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ và đường thủy, bao gồm:

  • Đối với đường bộ, các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ khi đi vào đường hầm có chiều dài từ 100m thì không được phép vận chuyển thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và chất dễ cháy nổ khác
  • Đối với đường thủy khi đi trên phà, các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm (đã được cấp phép) không được ở cùng với hành khách và người tham gia giao thông khác.
  • Phương tiện chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm (nếu chở cùng 1 lúc nhiều loại hàng khác nhau thì phải dán đủ biểu trưng của hàng hóa đó). Vị trí yêu cầu: phía sau phương tiện vận tải.

Nếu bạn cần thêm thông tin có thể: Tải văn bản chi tiết về nghị định 42/2020/NĐ-CP

Lưu ý và quy định về phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm

Trước hết, phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông. Bản thân phương tiện phải đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về tính an toàn, hiệu suất trong vận hành và có đầy đủ giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm phương tiện. Không sử dụng xe móc kéo để vận tải hàng hóa nguy hiểm. Phương tiện phải được trang bị các thiết bị chuyên dụng trong vận tải hàng nguy hiểm. Xe vận chuyển có khoang, bạt phủ kín, che chắn kín khoang chở hàng để hạn chế tối đa tác động từ môi trường trong quá trình vận chuyển. Phương tiện cần được trang bị thêm các thiết bị đảm bảo an toàn như dụng cụ phòng cháy, chữa cháy thông dụng và loại phù hợp với đặc tính của hàng hóa vận chuyển. Lưu ý:

  • Không được vận chuyển hai chất có phản ứng với nhau trên cùng phương tiện
  • Không được kết hợp vận chuyển hành khách, hàng hóa thông thường chung với nhóm hàng nguy hiểm

Cuối cùng, phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải có dán hoặc sơn các ký hiệu biểu trưng giúp những người điều khiển phương tiện khác có thể dễ dàng nhận diện. Ký hiệu này sẽ được dán ở hai bên và phía sau phương tiện, có màu sắc, kiểu dáng, kích thước theo quy định đã được thống nhất chung. Khi không thực hiện việc vận tải các loại hàng hóa nguy hiểm, độc hại thì các phương tiện cần tháo, xóa biểu tượng hàng hóa nguy hiểm trên xe.

Lưu ý về ký hiệu và phân loại hàng nguy hiểm

Việc phân loại nhóm hàng hóa sẽ giúp bạn lựa chọn được phương thức đóng gói, vận chuyển an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo quy trình thủ tục giấy tờ được thông qua nhanh chóng, chính xác. Các bên phụ trách sản xuất, tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đều phải ghi nhớ và sử dụng chính xác các ký hiệu đánh dấu hàng hóa đã được thống nhất chung. Điều này giúp quá trình vận chuyển tránh được những nguy cơ mất an toàn, đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Cách đóng gói, đánh dấu và bao bì khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Quá trình tiến hành đóng gói và dán nhãn cho hàng hóa nguy hiểm phải được thực hiện đúng theo quy định để đảm bảo an toàn. Các quy định cụ thể về cách đóng gói, đánh dấu, dán nhãn đã được làm rõ trong thông tư số 52/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Hóa chất dễ cháy nổ: đóng gói kín, tránh xa lửa và các tác nhân gây lửa trong quá trình vận chuyển;
  • Hóa chất dễ ăn mòn, dễ phản ứng: đựng bằng lọ thủy tinh hoặc các chất liệu thay thế phù hợp;
  • Hóa chất độc hại, lây nhiễm: người thực hiện đóng gói, vận chuyển cần được trang bị bảo hộ lao động;
  • Xăng, dầu: sử dụng xe chuyên dụng;
  • Hàng hóa dễ bắt lửa: sử dụng xe thùng kín chuyên dụng để vận chuyển, kê hàng hóa lên kệ, tránh để tiếp xúc trực tiếp với thùng xe.

Quy định cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho các đơn vị vận tải

Đơn vị muốn được cấp phép cần chuẩn bị đầy đủ hồ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Hồ sơ và đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ có sự khác biệt giữa các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm được xin cấp phép vận chuyển. Về cơ bản, hồ sơ sẽ bao gồm giấy đề nghị cấp phép, bản sao giấy phép kinh doanh vận tải, một số tài liệu liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện và các loại giấy chứng nhận đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn an toàn theo quy định.

Còn nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo trong nghị định 42/2020/NĐ-CP về các loại hàng hóa nguy hiểm và việc vận chuyển. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đơn vị vận tải có thể nhận được giấy phép trong thời gian 03 ngày làm việc tính từ thời điểm nộp hồ sơ. Trong Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sẽ ghi rõ thông tin của đơn vị vận chuyển, nhóm hàng được cấp phép, hành trình, lịch trình vận chuyển và thời hạn giấy phép.

Tổ chức – cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm cần làm gì?

Xuất trình Phiếu an toàn hóa chất

Để có thể chính thức đi vào vận chuyển các mặt hàng nguy hiểm thì điều đầu tiên là các cá nhân, tổ chức phải phải có phiếu an toán hóa chất (Phiếu an toàn hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm nội địa có vai trò tương tự như Bảng phân tích thành phần lý hóa MSDS là tài liệu được cung cấp bởi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) được in bằng Tiếng Việt bao gồm các thông tin sau:

  • Phương thức – cách nhận Nhận dạng hóa chất
  • Thông tin và thành phần chi tiết của các chất được vận chuyển
  • Nhận dạng đặc tính – khả năng nguy hiểm của hóa chất
  • Nhận dạng dặc lý – hóa của chất
  • Khả năng hoạt động & mức độ ổn định của hóa chất
  • Thông tin về độc tính có trong chất được vận chuyển
  • Thông tin về sinh thái
  • Biện pháp sơ cứu y tế khi có trường hợp người gặp sự cố khi vận chuyển chất nguy hiểm
  • Biện pháp xử lý hỏa hoạn trong trường hợp xấu
  • Biện pháp phòng ngừa, ứng phó cho người vận chuyển khi có sự cố xảy ra
  • Yêu cầu về bảo quản, cất giữ
  • Khả năng tác động lên người và các thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ cá nhân
  • Yêu cầu trong việc thải bỏ
  • Yêu cầu quan trọng trong vận chuyển
  • Quy chuẩn kỹ thuật vận chuyển và quy định pháp luật phải tuân thủ trong quá trình
  • Các thông tin cần thiết – quan trọng khác…

Cung cấp bảng phân tích thành phần lý hóa

Với dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế, bảng phân tích thành phần lý hóa (Material Safety Data Sheet – MSDS) là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc. Loại giấy tờ này giúp xác định chính xác các thành phần, thuộc tính của hóa chất hoặc của loại sản phẩm nguy hiểm đang được vận chuyển. Bảng phân tích thành phần thông thường gồm 16 mục, được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh để tạo sự thuận tiện cho việc tiếp nhận, xử lý giấy tờ giữa các nước.

Trách nhiệm của chủ hàng, người sở hữu hàng nguy hiểm

Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT điều số 20, được cấp bởi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có quy đinh, chủ sở hữu hàng nguy hiểm cần có các trách nhiệm sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và các giấy phép đi kèm được nêu rõ trong thông tư
  • Thực hiện Thông báo bằng văn bản cho chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, người điều khiển – người áp tải phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

+ Chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm (tên, số UN, loại, nhóm hàng, số hiệu nguy hiểm, khối lượng – trọng lượng)

+ Các yêu cầu người vận chuyển phải thực hiện trong quá trình vận tải hàng hóa

+ Các hướng dẫn chi tiết để xử lý tình huống trong trường hợp gặp sự cố

+ Các hướng dẫn chi tiết để xử lý tình huống trong trường hợp cháy nổ

+ Các hướng dẫn chi tiết về biện pháp sơ cứu y tế khi gặp sự cố

+ Người liên hệ, thông tin liên hệ, địa chỉ liên hệ khi có sự cố xảy ra

  • Bảo quản hàng nguy hiểm với bao bì, vật chứa hàng
  • Các yêu cầu theo quy định bảo vệ môi trường và quản lý chất thải: thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý bao bì (vật chứa), thải bỏ,…
  • Tiến hành giao, nộp đầy đủ phí và lệ phí theo quy định pháp luật
  • Trong trường hợp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng chuyến hàng: người chủ sở hữu hàng nguy hiểm phải tiến hành gửi báo cáo chi tiết về quá trình vận chuyển cho địa phương nơi đăng ký kinh doanh, tổng cục Môi trường và Sở Tài Nguyên & Môi trường trong vòng 30 ngày, tính từ ngày kết thúc quá trình vận chuyển.
  • Trong trường hợp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo thời hạn: người chủ sở hữu cần phải gửi báo cáo về địa phương nơi đăng ký kinh doanh, Tổng cục Môi Trường, Sở Tài Nguyên & Môi Trường trước ngày 15/12 và 15/06 hàng năm.

Dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm bằng xe thùng tại Nam Phú Thịnh

Hàng hóa chất chưaz có msds thì phia làm gì năm 2024

Các dịch vụ vận chuyển hàng của Nam Phú Thịnh bao gồm:

  • Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
  • Vận chuyển hóa chất nguy hiểm
  • Vận chuyển khí hóa lỏng
  • Vận tải siêu trường, siêu trọng
  • Cho thuê xe, thuê chuyên gia vận tải hàng hóa nguy hiểm

Nếu cần một dịch vụ vận tải uy tín, hãy gọi ngay hotline 0251 6278 167 để được nhân viên tư vấn nhanh. Công ty vận chuyển Nam Phú Thịnh Express MST: 3600999861 Địa chỉ: 108/4C, Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai Email: [email protected] Thời gian làm việc: