Nét văn hóa đặc trưng ở đồng bằng sông hồng năm 2024

Từ ngày 21 - 24.11, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ VIII - Ngày về nguồn 23.11 chủ đề Khám phá văn minh sông Hồng, sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. Chương trình do Bộ VH, TT và DL, Bộ GD - ĐT chỉ đạo tổ chức, với sự tham dự của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình và Bắc Ninh, nhằm quảng bá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, từ đó thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng.

Văn minh sông Hồng, từ Đông Sơn đến Đại Việt

Châu thổ sông Hồng là nơi hội tụ, kết tinh của nhiều yếu tố văn hóa để tạo ra đỉnh cao của văn minh Đông Sơn. Trong thời đại Đông Sơn, cư dân Việt cổ đã có nhiều phát minh, sáng tạo mang tính cách mạng trong kỹ thuật luyện kim và nông nghiệp trồng lúa nước. Vì vậy, các thành tựu văn hóa vật chất và tinh thần, đặc biệt là sự phát triển đột biến của ngành luyện kim, sẽ được giới thiệu qua trưng bày Văn minh sông Hồng từ Đông Sơn đến Đại Việt, với các hiện vật: trống đồng, sưu tập công cụ lao động, vũ khí, đồ trang sức, nhạc khí...; cùng bản đồ các di tích văn hóa Đông Sơn lưu vực sông Hồng, ảnh đền Cổ Loa, bản vẽ hoa văn trống đồng thể hiện đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Đông Sơn... Trưng bày cũng giới thiệu những thành tựu của quốc gia Đại Việt với kinh đô Thăng Long trong các triều đại Lý - Trần - Lê sơ, giai đoạn phát triển đỉnh cao của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các thành tựu trong công nghệ sản xuất gốm sứ và các tài liệu khoa học phụ như: bản trích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, bản đồ Thăng Long thời Lê sơ, bản ảnh khu di tích Khảo cổ Hoàng thành Thăng Long, bản ảnh thềm rồng điện Kính Thiên trong thành cổ Hà Nội, bản ảnh đền Đồng Cổ...

Nét văn hóa đặc trưng ở đồng bằng sông hồng năm 2024

Ban tổ chức cũng dành không gian tôn vinh những nét văn hóa dân gian đặc sắc của đồng bằng sông Hồng, gồm: Tranh dân gian Việt Nam, với các dòng tranh tiêu biểu: Hàng Trống, Kim Hoàng (Hà Nội), Đông Hồ (Bắc Ninh) và tranh thờ Vũ Di (Vĩnh Phúc); Những cánh diều sáo vùng đồng bằng sông Hồng, gồm gần 50 bộ diều sáo, trong đó có diều Chú Tễu đạt kỷ lục Guiness với chiều cao 8m, của 13 nghệ nhân thuộc 10 CLB Diều đến từ 7 tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tinh hoa thủ công mỹ nghệ các tỉnh đồng bằng sông Hồng sẽ được thể hiện qua các sản phẩm thủ công truyền thống và thao tác tay nghề của nghệ nhân các làng nghề: thêu Quất Động (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương), đồng Đại Bái (Bắc Ninh), thêu móc (Hải Phòng), gỗ La Xuyên (Nam Định), đồng xâm (Thái Bình)...

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thủ đô cũng sẽ được tái hiện qua triển lãm Huyền thoại cầu Long Biên, với phim, tranh, ảnh về cầu Long Biên xưa và nay, cuốn sách Cây cầu và Thành phố của Daniel Biau, phương án bảo tồn cầu Long Biên...

Hướng tới Năm Du lịch Quốc gia 2013

Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ VIII là hoạt động mở đầu trong công tác tuyên truyền, quảng bá chuỗi hoạt động được tổ chức xuyên suốt trong năm 2013 tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Đây là dịp để các tỉnh trong khu vực giới thiệu những di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận.

Nét văn hóa đặc trưng ở đồng bằng sông hồng năm 2024
Một số tác phẩm tiêu biểu về cầu Long Biên

Ngoài 4 di sản đã được UNESCO công nhận: Hoàng thành Thăng Long, bia tiến sỹ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ca trù và hội Gióng, Hà Nội còn lựa chọn giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu. TP Hải Phòng tập trung quảng bá hình ảnh quần đảo Cát Bà - di tích danh thắng đang hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, cùng nhiều di tích danh thắng khác; giới thiệu về làng nghề Hải Phòng gắn liền với nền văn minh sông Hồng: trồng lúa nước, tạc tượng, thêu ren, gốm sứ và nghệ thuật ca trù; quảng bá các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2013. Ninh Bình giới thiệu quần thể danh thắng Tràng An, đang trình UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Di sản văn hóa phi vật thể quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ... cũng được giới thiệu.

Trong khuôn khổ Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ VIII còn có hội thảo Phát huy di sản văn hóa dân gian - thực trạng và nhu cầu phát triển; Lễ mừng thọ cựu chiến binh tham gia trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972; chương trình Tuổi trẻ với Di sản văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng và Ngày về nguồn 23.11. Trong suốt thời gian diễn ra Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 2012 sẽ có chương trình nghệ thuật truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng với các loại hình nghệ thuật đặc thù: ca trù, quan họ, chầu văn, hát xoan, chèo, rối nước...

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được biết đến như cái nôi văn hóa đầu tiên của người Việt. Các giá trị văn hóa lâu đời tích tụ và tạo thành những đặc trưng điển hình trong đời sống làng xã của cư dân trong vùng, có sự khác biệt với các vùng khác ở Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Nghề nông trồng lúa nước khiến con người phải chung tay tồn tại. Sự khắc nghiệt của môi trường tự nhiên, thường xuyên bị lũ lụt và môi trường xã hội nhiều giặc giã khiến cho làng Việt ở ĐBSH chặt chẽ trong liên kết. Điều này khác với làng xã phương Tây được Marx ví như “bao tải khoai tây” bởi nó chỉ là một tập hợp lỏng lẻo và rời rạc. Theo bước chân di cư của người Việt vào phương Nam lập làng thì làng Việt truyền thống ở ĐBSH cũng liên kết chặt hơn cả bởi sự cát cứ của không gian địa lý tự nhiên sông ngòi dày đặc, bởi tính đa nguyên, đa chức năng trong nội tại mỗi làng khiến cá nhân con người chỉ cần sống ở làng, trong làng, với làng là đủ. Điều này tạo nên những đặc điểm riêng biệt của làng xã người Việt mà chỉ ĐBSH có được. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, những đặc điểm đó vẫn hiện tồn trong cuộc sống ngày hôm nay. Nhận diện các đặc trưng đó, đưa chúng trở thành điểm nhấn thu hút sự quan tâm của khách du lịch là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi hầu hết các sản phẩm du lịch văn hóa ở ĐBSH đều tập trung khai thác giá trị di sản vật thể mà chưa làm rõ được các giá trị phi vật thể cấu thành nên những “chứng cứ” văn hóa hiện tại đó. Bởi vậy, việc xây dựng sản phẩm du lịch lấy các đặc trưng văn hóa làng xã làm giá trị tiêu biểu sẽ giúp làm mới các sản phẩm du lịch hiện tại, mang đến sự thưởng thức giá trị đích thực cho du khách, hướng đến sự phát triển bền vững tại điểm đến và toàn vùng.

Trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, các đặc trưng văn hóa của người Việt được hình thành, ăn sâu bám rễ vào đời sống làng quê. Các đặc trưng này đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt “chỉ mặt đặt tên” và được công nhận rộng rãi bởi chính những cư dân trên mảnh đất này. Tuy nhiên, để cấu thành sản phẩm du lịch, cần định hình các đặc trưng này trong không gian cụ thể, nơi du khách có thể hình dung ra bối cảnh hình thành và tồn tại của các giá trị văn hóa đó. Do đó, bài viết này phân tách các đặc trưng văn hóa tiêu biểu theo hai dạng không gian: 1) không gian làng; 2) không gian nhà. Thêm vào đó, bài viết cũng nhận diện và tô đậm đặc trưng văn hóa trong các thực hành văn hóa như những chất liệu cụ thể cho việc cấu thành sản phẩm du lịch.

1. Tính cộng đồng

Tính cộng đồng được hình thành từ đời sống nông nghiệp lúa nước cần “đông tay hơn hay làm” đã tạo ra sự liên kết giữa những con người cùng huyết thống và cùng nơi tụ cư tạo thành sức mạnh tập thể. Tính cộng đồng được biểu hiện trong không gian làng với sự liên kết theo chiều ngang tạo thành xóm làng. Biểu tượng cho tính cộng đồng làng xã là hình ảnh “cây đa”, “bến nước”, “sân đình”, nơi mà cư dân làng xã lấy làm chỗ sinh hoạt chung. Sự liên kết làng xóm hình thành các tổ chức phường (liên kết các cá nhân cùng nghề), hội (liên kết các cá nhân cùng sở thích). Trong đời sống lễ hội, tục thờ Thành hoàng làng là biểu hiện cao nhất sự quy tụ niềm tin tín ngưỡng chung của cư dân làng xã. Trong trò chơi dân gian luôn phải có đông người tham gia, có sân chơi chung, luật chơi chung và mục đích chơi luôn đề cao sức mạnh tập thể. Trong các hình thức nghệ thuật biểu diễn, luôn không có sự phân định rõ ràng không gian dành cho diễn viên và khán giả như nghệ thuật biểu diễn của phương Tây. Chẳng hạn như chèo, tuồng... sàn diễn chỉ là manh chiếu giữa sân đình. Hay trong các câu hát luôn có sự giao lưu giữa diễn viên và khán giả.

Tính cộng đồng trong không gian nhà, có tính chất liên kết theo chiều dọc và giữa các thế hệ. Mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân trong gia đình và gia tộc theo truyền thống tôn ti, có phần đề cao vai trò của gia tộc hơn gia đình. Trong đời sống tâm linh là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Lễ Tết luôn là dịp đoàn tụ gia đình, thăm hỏi họ hàng. Trong đời sống ẩm thực, bữa ăn luôn mang quan niệm về sự sum vầy, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình mà biểu tượng là “bát nước mắm”. Trong phong tục cưới hỏi, người Việt luôn coi hôn nhân là sự liên kết giữa hai họ hơn là giữa hai cá nhân.

Nét văn hóa đặc trưng ở đồng bằng sông hồng năm 2024

2. Tính chất ưa ổn định và tự trị

Tính chất ưa ổn định và tự trị được hình thành bởi nguyên do người làm nông nghiệp lúa nước gieo hạt xuống phải đợi nảy mầm, rồi đợi đơm hoa, kết hạt và hưởng thụ thành quả cho nên có xu hướng ở một chỗ, bảo vệ thành quả của mình, do đó, hình thành tính tự trị và ưa ổn định. Biểu hiện của tính chất này trong không gian làng: thiên về tính tự trị, khép kín với biểu tượng “lũy tre làng”. Thực hành văn hóa tiêu biểu nhất là hương ước làng xã, thể hiện tinh thần “phép vua thua lệ làng”. Biểu hiện trong không gian nhà là sự thiên về ưa ổn định với quan niệm sống “ăn chắc, mặc bền”, ba việc mà một cá nhân phải phấn đấu trong cuộc đời mình “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Tính ưa ổn định này cũng thể hiện rõ trong mô hình vườn - ao - chuồng, mô hình tự cung tự cấp của người dân trong khuôn viên hộ gia đình.

3. Hòa hợp với tự nhiên

Tính chất này được hình thành bởi đời sống nông nghiệp sống dựa vào tự nhiên nên con người phải tìm cách sống thuận với tự nhiên. Biểu hiện trong không gian làng là thiên về đối phó với môi trường tự nhiên. Người Việt có xu hướng chọn nơi tụ cư là những mô đất cao để lập làng hoặc thiết lập mô hình làng nổi để ứng phó với môi trường tự nhiên sông nước dày đặc. Với môi trường sông nước, giao thông và phương tiện đi lại chủ yếu là phát triển giao thông đường thủy. Trong đời sống ẩm thực, người Việt có xu hướng “mùa nào thức ấy”.

Biểu hiện của tính chất này trong không gian nhà: thiên về tận dụng môi trường tự nhiên, rõ nét là trong cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật: cơm - rau - cá - thịt, chất liệu may mặc hoàn toàn từ tự nhiên: tơ tằm, tơ đay, tơ gai, tơ chuối. Quan niệm trong làm nhà “nhà cao, cửa rộng”, “lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam” để ứng phó với môi trường tự nhiên nóng ẩm. Vật liệu xây dựng nhà cửa và vật dụng gia đình hoàn toàn lấy từ sản phẩm của tự nhiên xung quanh môi trường sống.

Nét văn hóa đặc trưng ở đồng bằng sông hồng năm 2024

4. Tính tổng hợp và biện chứng

Tính tổng hợp và biện chứng có nguyên nhân: người làm nông nghiệp luôn phải canh chừng đủ thứ “Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm...” nên hình thành tư duy nhìn vào tổng thể và trọng mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Biểu hiện trong không gian làng rõ nét nhất là sự tích hợp tôn giáo, tín ngưỡng trong một không gian thờ tự. Những ngôi chùa “tiền Phật, hậu Thánh” là những minh chứng điển hình. Biểu hiện trong không gian nhà, cụ thể trong đời sống ẩm thực, với cách chế biến, cách bày biện lên mâm và cách ăn đều thể hiện sự hòa trộn, tổng hợp của nhiều thức, nhiều thứ, nhiều món, nhiều gia vị và mùi vị. Trong tổ chức đời sống cá nhân, con người coi trọng kinh nghiệm hơn là thực nghiệm như trong đời sống phương Tây. Kinh nghiệm này đã được đúc rút thành các câu tục ngữ như “được mùa lúa, úa mùa cau; được mùa cau, đau mùa lúa” trong ứng xử với môi trường tự nhiên; “trong rủi có may, trong họa có phúc” trong ứng xử với môi trường xã hội.

5. Tính linh hoạt và dung hòa

Tính chất này có nguyên nhân: người làm nghề nông phụ thuộc vào tự nhiên nhưng đời sống tự nhiên thay đổi thất thường khiến con người phải ứng phó linh hoạt và dung hòa. Biểu hiện trong không gian làng cụ thể ở nguyên tắc tổ chức đời sống tập thể: Duy tình, tương quan với tư duy duy lý ở xã hội phương Tây, duy ý chí ở Đông Á và duy linh ở Nam Á. Biểu hiện trong không gian nhà ở cách thức ứng xử đề cao sự hài hòa “dĩ hòa vi quý”, “một sự nhịn bằng chín sự lành”...

Những đặc trưng văn hóa truyền thống này là giá trị cốt lõi tạo thành sản phẩm du lịch trong không gian cụ thể (làng/nhà) với chất liệu cấu thành là các thực hành văn hóa truyền thống.

Các ý tưởng được đề xuất ở trên là gợi ý cho việc xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm đời sống văn hóa làng xã người Việt vùng ĐBSH. Khi các sản phẩm du lịch văn hóa trong vùng dần trở nên quen thuộc thì việc đi tìm chiều sâu của các thực hành văn hóa, giải mã chúng để đặc trưng văn hóa vùng trở thành giá trị cốt lõi trong các sản phẩm du lịch là một cách thức làm mới sản phẩm du lịch, thu hút hơn nữa sự tham gia của khách du lịch trong và ngoài nước.