Giải phóng điện biên do nhạc sĩ nào sáng tác năm 2024

Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sáng tác một số bài hát, trong đó tiêu biểu là Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Giải phóng Điện Biên... Và, đến Giải phóng Điện Biên thì đó là một bản hùng ca và là khúc khải hoàn ca chiến thắng. Đã 60 năm nhưng âm hưởng hào sảng của những câu hát "Giải phóng Điện Biên/Bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa (này) hoa nở/Miền Tây Bắc tưng bừng vui..." trong bài "Chiến thắng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận vẫn còn vang vọng. Mỗi lần các ca khúc vang lên, là mỗi lần không khí hào sảng của những tháng ngày đánh trận Điện Biên được tái dựng qua từng nốt nhạc, ca từ... Xuất xứ ra đời của Giải phóng Điện Biên đã được chính tác giả - nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho biết qua hồi ký "Âm thanh cuộc đời".

Những ngày ấy, vào cuối tháng 4-1954, ông là tổ trưởng đơn vị làm đường ở một bản gần Điện Biên (sau khi tổ sáng tác chiến trường được lệnh rút về trung tuyến). Ngày ngày, vác xẻng ra mặt đường, vác đá hộc, rải từ ki-lô-mét này đến ki-lô-mét khác. Một hôm, một cán bộ của Tổng cục chính trị tìm gặp Đỗ Nhuận, gợi ý với ông chuẩn bị sáng tác bài hát về chiến thắng Điện Biên. Nhạc sĩ băn khoăn, nghĩ cách viết bài hát. Theo ông, trước hết phải có một khung cảnh tươi sáng, rộn ràng của đất rừng Tây Bắc, nơi mà bộ đội, văn công và đồng bào các dân tộc đã làm nên chiến thắng lịch sử vĩ đại.

Chất liệu nhạc của Hành quân xa, Trên đồi Him Lam là nguyên chất nhạc đồng bằng. Nay, ca khúc chiến thắng này phải bao gồm các chất liệu nhạc dân tộc Việt và Thái. Nhạc sĩ tự hỏi liệu có thể pha trộn được không, có vận dụng điệu thức theo lối “chiết cành” được không. Ông tự bắt buộc mình phải cố gắng tạo ra ngôn ngữ mới cho bài hát được phong phú, trong đó, giai điệu đóng một vai trò quan trọng. Có thể làm được. Điều quan trọng là phải có nhạc cảm và sự rung động chân thực trong tâm hồn. Ông chờ đợi thời điểm...

Cuối cùng, thời điểm mong đợi đã đến. Chiều ngày 7-5-1954, trong lúc ông hì hục vác đá vá đường, thì một chiến sĩ đi xe đạp qua, reo to “Hồng Cúm hàng rồi, Chiến thắng rồi!”. Tin thắng lợi làm nức lòng mọi người. Thế là, tất cả chiến sĩ bỏ cuốc xẻng, cầm tay nhảy múa, chẳng cần nhạc đệm. Đỗ Nhuận tự hứa, quyết làm xong ca khúc ngay trong đêm. Và, trong đêm ấy, ở bản Mường Phăng, bên bếp lửa nhà sàn, bài hát ra đời với hai lời ca ngắn. Ông nghĩ mải mê về việc trau chuốt ca khúc. Trước hết, lời ca phải gọn. Câu “giải phóng Điện Biên” phải đặt lên đầu, rồi từ câu nhạc chủ đề này mở đầu cho sự phát triển của giai điệu. Ông sáng tác, lúc thì ghi nhạc trước, lúc thì viết lời ca trước. Cứ thế, những nét giai điệu và lời ca nối tiếp xuất hiện. Ở bài hát, ông theo luật cân phương tương đối (cắt câu tương đối tự do), song vẫn chia ra đoạn mở đầu nối vào trổ A và trổ B, bắt đầu từ câu “xiết bao sướng vui, từ ngày lên Tây Bắc...” đến hết bài.

Đoàn văn công Tổng cục chính trị đã hát ca khúc chiến thắng này ở chiến dịch. Trong bài hát phổ cập thì kết ở giọng sol, còn trình bày hợp xướng thì thêm câu kết “Chiến sĩ Điện Biên...” và trở về giọng Đô trưởng... Từ ấy đến nay, suốt 60 năm qua, ca khúc Giải phóng Điện Biên, một trong những ca khúc ghi nhớ về chiến thắng oai hùng của dân tộc luôn vang lên, hòa hợp trong dòng ca khúc cách mạng của đất nước ta.

Cùng với niềm suy tưởng ấy, biết bao xúc động trào dâng khi nghe lại giai điệu Giải phóng Ðiện Biên vang lên hùng tráng và cũng không kém phần trữ tình, bởi lẽ số phận của nó gắn liền với chiến thắng vĩ đại của một dân tộc được thế giới vô cùng ngưỡng mộ.

Giải phóng điện biên do nhạc sĩ nào sáng tác năm 2024

Thực ra, trong chiến dịch Ðông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Ðiện Biên Phủ, nhạc sĩ Ðỗ Nhuận sáng tác đến ba ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam và Giải phóng Ðiện Biên. Trong ba ca khúc ấy, Giải phóng Ðiện Biên được nhạc sĩ Ðỗ Nhuận viết sau khi Chiến dịch vừa kết thúc, thực dân Pháp đã giải giáp ra hàng. Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ có viết: “Ðêm hôm đó (ngày 7/5/1954 ), tôi ngồi viết bên bếp nhà sàn đỏ lửa, thâu đêm suốt sáng. Tay cứ búng chiếc viôlông, mồm cứ hát i ỉ, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Có mấy củ sắn lùi trong bếp than để bồi dưỡng đêm, tôi vừa viết vừa bóc sắn ăn”.

Vậy đó, ca khúc Giải phóng Ðiện Biên ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, nó tự nhiên như nỗi đợi chờ khao khát, đến khi nghe tin chiến thắng thì từng giai điệu cứ tự nhiên vỡ òa ra không sao có thể kìm nén được. Nếu như ca khúc Hành quân xa là lời động viên kịp thời bộ đội ta hành quân trong Chiến dịch, phải vượt qua nhiều gian khổ hiểm nguy để chiến thắng kẻ thù với lời ca thôi thúc: “Ðâu có giặc là ta cứ đi”; Trên đồi Him Lam chỉ là sự tiên đoán, gởi gắm ước mơ của tác giả về một ngày mai chiến thắng; thì đến ca khúc Giải phóng Ðiện Biên là khúc khải hoàn ca, là bản tráng ca rộn ràng như niềm vui mở hội:

Giải phóng Ðiện Biên

Bộ đội ta tiến quân trở về

Giữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui

Bản mường xưa nương lúa mới trồng

Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa

Rộn ràng trong giai điệu, hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm trong ca từ, Giải phóng Ðiện Biên có sự kết hợp giữa âm nhạc của dân ca Tây Bắc và làn điệu chèo của đồng bằng Bắc Bộ nên đã tạo được một sự quyến rũ lạ thường, nhất là đoạn nhạc:

Giờ chiến thắng ta đã về

Vui mừng đón chúng ta tiến về

Núi sông bừng lên

Ðất nước ta sáng ngời

Cánh đồng Ðiện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.

Từ khi ra đời đến nay đã tròn 65 năm, song ca từ và giai điệu của ca khúc Giải phóng Ðiện Biên vẫn còn rất mới, không hề lạc hậu, đó là một điều kỳ diệu. Nhờ vậy mà ca khúc đã trở thành nhạc hiệu của Ðài Tiếng nói Việt Nam từ đó đến nay vào mỗi đầu ngày mới vang lên tha thiết, tự hào.

Nhạc sĩ Ðỗ Nhuận đã đi xa nhưng sự nghiệp âm nhạc của ông vẫn còn sống mãi, bất tử cùng với Ðiện Biên Phủ vĩ đại của một dân tộc anh hùng.