Dân số thế giới là bao nhiêu năm 2024

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.

Dân số được nghiên cứu ở trong các lĩnh vực riêng, trong một nhánh của sinh thái học có tên gọi sinh vật học, và trong di truyền học. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, số người tử vong, tỉ lệ sinh và sự phát triển dân số được nghiên cứu.

Nhân khẩu học nghiên cứu về mật độ dân số. 3 trọng tâm chính của nó là phương thức sinh sản, sự tử vong và nhập cư, mặc dù các lĩnh vực như sự thay đổi của gia đình, (kết hôn và li dị), sức khỏe cộng đồng, việc làm và lực lượng lao động cũng được nghiên cứu. Có rất nhiều khía cạnh khác nhau trong hành vi của con người trong lĩnh vực dân số được nghiên cứu như trong xã hội học, kinh tế học và địa lý. Các nghiên cứu về dân số hầu hết thường theo những quy luật của xác suất, và sự kết luận của các nghiên cứu này do đó có thể không thể sử dụng cho một vài các cá thể riêng biệt.

Số người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh nhất khi bước sang giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, trong đó các nước trên thế giới đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đến chóng mặt. Đây là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội hiện nay. Xem

Tháp dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX[sửa | sửa mã nguồn]

Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta đã biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.

Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ học.

Trong nhiều thế kỷ, dân số thế giới tăng hết sức chậm, mốc dân số trong khoảng đầu Công nguyên là khoảng 300 triệu người. Mãi đến giữa thế kỷ 13, dân số cắm mốc 400 triệu người. Nửa tỷ người được cắm mốc ở đầu thế kỷ 16. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dân số chậm tăng là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Đến thế kỷ 18, dân số bắt đầu ổn định lại và đến năm 1804, dân số thế giới là 1 tỷ người, 2 tỷ người vào năm 1927. Và đến 6 tỷ người vào năm 1999. Thế mà đến năm 2001 đã lên đến 6,16 tỷ người, đó là nhờ tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế.

Sự bùng nổ dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ thập niên 1950, khi các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỷ lệ tử vong, trong khi tỷ lệ sinh vẫn còn cao. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm... đã trở thành gánh nặng đối với các nước chậm phát triển.

Bằng các chính sách dân số & phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nước đã đạt được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hợp lý. Sự gia tăng dân số thế giới đang có xu hướng giảm dần để tiến đến mức ổn định ở mức trên 1 %. Dự báo đến khoảng năm 2050, dân số thế giới sẽ là 8,9 tỷ người.

Dân số các nước[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 4.6 tỷ người trong số 7.9 tỷ người trên thế giới sống ở Châu Á. Trong 10 nước có số dân lớn nhất trên thế giới có 6 nước thuộc châu Á.

Dân số thế giới là tổng số người sống trên toàn cầu tại một thời điểm cụ thể. Dân số thế giới luôn thay đổi do sự gia tăng tự nhiên (sự sinh và tử) cùng với sự nhập cư và di cư giữa các quốc gia. Dân số thế giới thường được ước tính và theo dõi bởi các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để theo dõi xu hướng và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, tính tới thời điểm hiện tại dân số thế giới hiện nay đã vượt ngưỡng 8 tỷ người.

Dân số thế giới hiện nay tiếp tục tăng khoảng 140 người mỗi phút, với tỷ lệ sinh nhiều hơn tử ở hầu hết các quốc gia.

Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ tăng dân số đã chậm lại trong vài thập kỷ. Sự chậm lại này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến khi tốc độ tăng dân số bằng 0 (số ca sinh và số ca tử vong bằng nhau) vào khoảng năm 2080-2100, với dân số xấp xỉ 10,4 tỷ người. Sau thời điểm này, tỷ lệ gia tăng dân số dự kiến sẽ chuyển sang mức âm, dẫn đến dân số toàn cầu giảm.

Hiện nay, hai quốc gia tỷ dân chiếm tới 1/3 dân số thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Cả hai nước này đều có dân số trên 1,4 tỷ người.

Dân số thế giới hiện nay tiếp tục tăng, với khoảng 140 triệu trẻ em được sinh ra mỗi năm. Theo báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030.

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.950.167 người vào ngày 06/11/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.

Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 322 người/km2.

Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 38,77% dân số sống ở thành thị (38.361.911 người vào năm 2019).

Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7 tuổi.

*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Dân số thế giới là bao nhiêu năm 2024

Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu? Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số? (Hình từ internet)

Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số?

Căn cứ theo Điều 5 Pháp lệnh dân số 2003, quy định về trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số gồm có như sau:

- Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số.

- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;

+ Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số;

+ Cung cấp các loại dịch vụ dân số;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình.

Nội dung quản lý nhà nước về dân số gồm có nhứng gì?

Căn cứ theo Điều 33 Pháp lệnh dân số 2003, quy định về nội dung quản lý nhà nước về dân số gồm có các nội dung như sau:

- Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;

- Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;

- Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số;

- Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;

- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số;

- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;

- Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số;

Dân số thế giới năm 2023 là bao nhiêu?

Trước đó, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ ước tính dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào ngày 26/9/2023. Tuy nhiên, theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), điều này đã xảy ra vào ngày 15/11/2022. Sự tăng trưởng dân số thế giới đã chậm lại kể từ những năm 1960. Phải mất 12,5 năm để dân số toàn cầu tăng từ 7 tỷ lên 8 tỷ.

Dân số Việt Nam 2023 đứng thứ mấy thế giới?

Dân số tăng gần 1 triệu người Theo thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người so với năm 2022. Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.

Dân số Việt Nam bây giờ là bao nhiêu?

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.240.614 người vào ngày 04/02/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,23% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Dân số Ấn Độ năm 2023 là bao nhiêu?

Nhân khẩu Ấn Độ 2023 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số Ấn Độ ước tính là 1.435.228.798 người, tăng 11.454.490 người so với dân số 1.422.026.528 người năm trước. Năm 2023, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 13.688.410 người.