Bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu năm 2024

TTO - Đã có hơn 90% người Việt tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó có một phần đáng kể là BHYT tự nguyện. Thế nhưng người dân còn nhiều băn khoăn về việc bảo hiểm chi trả phí đến mức nào, các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí 'khủng' được trả ra sao?

Bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu năm 2024

Đại diện báo Tuổi Trẻ tặng hoa cảm ơn khách mời tham gia chương trình giao lưu trực tuyến "Thủ tục và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh" - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Trong thời điểm hiện nay, nhiều bệnh viện đang thiếu thuốc, thiếu thiết bị y tế, người bệnh phải mua thuốc, mua vật tư ở ngoài thì chi trả thế nào?

Đối với chuyển tuyến khám chữa bệnh, mức nào sẽ được chuyển, có được chuyển tuyến theo yêu cầu không?

Với các dịch vụ kỹ thuật cao, điều trị bệnh mãn tính như chụp PET CT, điều trị ung thư, ghép tế bào gốc, ghép tạng, đặt stent tim, điều trị tan máu bẩm sinh... thì Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả mức nào?

Đây là những vấn đề mà người tham gia bảo hiểm quan tâm và cần được giải đáp. Để trả lời bạn đọc, báo Tuổi Trẻ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Thủ tục và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh", từ 9-11h sáng 23-11.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

- Ông Nguyễn Trí Dũng, phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế.

- Ông Nguyễn Trung Quý, phó trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Ông Nguyễn Thành Đạt, phó trưởng phòng chế độ bảo hiểm y tế, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH về giá bảo hiểm y tế hộ gia đình. Hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi của mình. Nếu bạn cần thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với EBH hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với BHXH Việt Nam qua số Tổng đài 1900 9068 để được hỗ trợ.

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, từ ngày 1.1.2015, người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến, sẽ được hưởng 100% chi phí KCB BHYT.

Vì vậy, không phải trường hợp nào đã tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên đều được hưởng 100% chi phí KCB BHYT. Để được chi trả 100% chi phí KCB BHYT, người tham gia BHYT phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau. Thứ nhất: Có thời gian tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục trở lên tính từ thời điểm người đó tham gia BHYT đến thời điểm đi KCB; Thứ hai: Có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến.

Tham gia BHYT đem tới cho người tham gia rất nhiều lợi ích. Người tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ chi phí khi KCB theo mức hưởng hiện hành. Vậy quyền lợi với các đối tượng tham gia BHYT là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu năm 2024

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế

Căn cứ theo Điều 22 Luật BHYT năm 2014 sửa đổi ban hành ngày 13/06/2014 và Nghị định 105/NĐ-CP/2014 ngày 15/11/2014 quy định mức hưởng thẻ BHYT như sau:

Khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến

STT

Quyền lợi hưởng

Đối tượng hưởng

1

100% Chi phí khám chữa bệnh

- Trẻ em dưới 6 tuổi

- Đối với người có công với cách mạng

- Đối tượng đang công tác trong lực lượng QĐND, CAND

- Đối tượng KCB tại trung tâm y tế tuyến xã

- Trong trường hợp tổng chi phí 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở

- Đối tượng tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên tính từ thời điểm đi KCB đúng tuyến và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT lũy kế trong năm > 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BXHH cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”

2

95% Chi phí khám chữa bênh

- Đối với người đang hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Người thuộc hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn

- Thân nhân của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, con đẻ)

3

80% Chi phí khám chữa bệnh

- Đối với các đối tượng tham gia BHYT khác không thuộc đối tượng hưởng trên (bao gồm cả NLĐ tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện).

Khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (trái tuyến, vượt tuyến)

+ KCB tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh theo phạm vi và mức hưởng quy định;

+ KCB tại bệnh viện tuyến tỉnh: Mức hưởng năm 2021 tăng từ 60% lên 100% chi phí điều trị nội trú theo phạm vi và mức hưởng quy định;

+ KCB tại bệnh viện tuyến trung ương: Mức hưởng bằng 40% chi phí điều trị nội trú theo phạm vi và mức hưởng quy định;

Bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu năm 2024

Các tuyến điều trị theo quy định

Lưu ý:

- Đối với các trường hợp trong tình trạng cấp cứu được hưởng 100%chi phí điều trị nội trú.

- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tạ xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bênh viện tuyến huyện, điều trị nội trú với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh.

- Từ năm 2021, Theo quy định tại Luật sửa đổi Luật BHYT, người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại tuyến tỉnh sẽ được thanh toán toàn bộ chi phí điều trị. Tức là người khám bệnh sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ 100% chi phí điều trị nội trú, áp dụng trong phạm vi cả nước. Như vậy, nếu người có thẻ BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì mức hưởng BHYT đã được tăng từ 60% lên 100%. Đồng thời, khi người dân tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị trong phạm vi cả nước.

Bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu năm 2024

Mức hưởng năm 2021 tăng từ 60% lên 100% chi phí điều trị nội trú

Khám bệnh, chữa bệnh tại nơi không ký hợp đồng KCB BHYT

Khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT thì mức chi trả mà quỹ BHYT chi trả trực tiếp cho bạn sẽ thấp hơn mức quyền lợi mà bạn được hưởng khi đi khám chữa bệnh tại nơi có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Theo đó, căn cứ theo Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức thanh toán trực tiếp như sau:

Loại hình khám, chữa bệnh

Tuyến chuyên môn kỹ thuật

Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh (đồng)

Ngoại trú

Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương

223.050

Nội trú

Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương

745.000

Cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương

1.490.000

Cở sở y tế tuyến trung ương và tương đương

3.725.000

Ví dụ : Bà A làm việc tại Công ty CP Công nghệ tin học EFY Việt Nam có tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN; năm 2020 công ty đăng ký KCB ban đầu cho toàn công ty tại TTYT quận Cầu Giấy, trong đó có bà A. Tháng 3/2020 bà A ốm khám chữa bệnh tại Bệnh viện 198 – Hà Nội (BV: tuyến trung ương) và phải nhập viện điều trị. Tổng Chi phí khám chữa bệnh trong quá trình điều trị của bà A hết 7.000.000 đồng trong đó quỹ BHYT chi trả 2.240.000 đồng (40% x 80% x 7.000.000 = 2.240.000 đồng).

Bà A có thực hiện tham gia BHYT, mức hưởng thẻ BHYT là 80% chi phí khám chữa bệnh.

Do bà A nhập viện điều trị nội trú tại BV 198 – Hà Nội (tuyến trung ương), bà khám chữa bệnh trái tuyến mức hưởng là 40% chi phí điều trị nội trú (40%x mức quyền lợi hưởng).

Trên đây là một số quyền lợi của người tham gia BHYT mà bạn không thể bỏ qua. Hãy lưu ý các chi phí được BHYT chi trả để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất khi cần đi khám chữa bệnh nhé.

Bảo hiểm y tế được chi trả bao nhiêu phần trăm?

Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác. Đối với các trường hợp người tham gia BHYT còn lại thì được nhận thanh toán của bảo hiểm y tế là 80%.

Bảo hiểm y tế khi nào được hưởng 100%?

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, từ ngày 1.1.2015, người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến, sẽ được hưởng 100% chi phí KCB BHYT.

Bảo hiểm y tế năm 2023 là bao nhiêu?

Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, như sau: Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm (trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm). Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm (trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm).

Thẻ bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu phần trăm?

Theo quy định hiện hành, nếu mua thẻ BHYT theo hộ gia đình, người đầu tiên sẽ mua với giá 653.400 đồng, từ người thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ được giảm trừ mức đóng với giá lần lượt bằng 70%, 60%, 50% so với mức đóng của người đầu tiên…