Vợ làm hướng dẫn viên du lịch

Nhiều lần phải dậy từ 3-4h sáng để đón khách, lẩm nhẩm trong đầu rằng mình cũng vài cái bằng cấp như ai, học chỗ này chỗ nọ, bạn bè mình thì nó đuề huề con cái, công việc thì ổn định, lúc nào cũng đạo mạo thơm tho sạch sẽ, híc. Mình thì sao cứ phải thức khuya dậy sớm vất vưởng… Lại còn suốt ngày phải đi phục vụ, hầu hạ dạ vâng chẳng khác nào con ở. Rồi những lần đi tàu lên Sapa, phải rải manh chiếu rách nằm trước cửa WC để cố mà ngủ, mà lấy sức phục vụ họ, những thượng đế vĩ đại. Ấy vậy mà có ai hiểu cho mình đâu, vẫn bị sỉ nhục, vẫn bị chửi mắng như thường. Thậm chí nhiều khi tiễn đòan ra về, một câu cảm ơn, một cái bắt tay, một nụ cười còn chẳng nhận được. Chẳng biết đến bao giờ khách du lịch Việt nam mới thấu hiểu cho cái nghề tôi của anh chị em mình nhỉ???

Lắm lúc, đến nhà bạn bè chơi, khi giới thiệu là làm du lịch thì nhận được ngay những câu quen thuộc: Ui xời, du lịch là đi nhiều lắm đấy nhỉ, suớng nhỉ, thích nhỉ ???? Rồi ai cũng nghĩ rằng, cái thằng hướng dẫn ấy, mồm miệng thì dẻo quẹo, lúc nào cũng cười tươi hơn hớn, chắc là đi đâu cũng có vợ, con rơi con vãi thì đầy đường, híc híc. Có ai biết đâu rằng tôi cười đấy, tôi đong đưa với cô này cô kia là vì công việc của tôi đấy ah. Mà tại sao tôi cứ phải nhỏen miệng cười trong khi lòng tôi buồn, và lo lắng như đứng trên đống lửa vậy nhỉ??? Biết đâu rằng tôi chỉ cần 1 chỗ dựa để tôi tiến lên trên con đường của mình. Bây giờ đi đâu chẳng dại mà khoe mình làm du lịch.

Vợ làm hướng dẫn viên du lịch
Không biết các bạn thì sao, tôi thì càng đi nhiều càng thấy nhiều cái mặt trái của xã hội, những cái trướng tai gai mắt: cảnh bồ bịch, nam nữ lăng nhăng, cảnh nhân viên nịnh nọt bợ đỡ, cảnh tiêu tiền chùa như xả rác…… Ngồi mà kể ra chắc cả ngày không hết. Tiếp xúc nhiều thể loại người, nhiều cảnh oái ăm như vậy nên cái nhìn của tôi về xã hội tòan một màu đen tối. Rồi thì những người làm nghề như mình cũng bị ảnh hưởng chứ. Có lần bạn tôi – 1 HDV và 1 dân Gay thực thụ có dẫn tôi đi chơi, nó có thể chỉ mặt từng người trong giới cùng làm nghề du lịch. Có người do từ nhỏ, nhưng số đông là do bị lôi kéo, bị mất đi niềm tin, hứng thú với người khác giới. Anh chị em bảo trọng nhé!

Làm HDV thì kiếm tiền cũng không có ổn định, dựa theo mùa vụ, rồi dựa vào khách hàng. Kiếm được nhiều thật nhưng cũng chẳng đủ để mình ăn tiêu. Có đòan mình thấy quý quý, muốn dẫn khách đi ăn uống, đi hưởng thụ, đi mua sắm thì nhận được ngay những ánh mắt nghi hoặc : ah chắc thằng này chăn mình đây. Mình muốn lương thiện mà không cho mình làm người lương thiện mới đau chứ Đã thế thì……… Chuyển sang làm điều hành, làm thị trường thì lại bứt rứt muốn đi, đi rồi lại thấy chán.

Bạn làm du lịch bao lâu rồi??? Bạn đã bao giờ được đi du lịch đúng với nghĩa là đi du lịch chưa? Đi nhiều thật đấy, nhưng mỗi lần đi tour, đến những tuyến điểm mới tôi cũng chỉ có 1 cảm giác là chúng giống giống nhau. Ở đâu cũng thế, nước nào cũng vậy, chán…. Hay là tôi chuyển nghề nhỉ, tìm một công việc nào đó ổn ổn, rồi kiếm tiền để phục vụ đam mê du lịch của mình? Ý kiến này hay đấy, nhưng biết làm nghề gì bây giờ???

Các bạn có thấy tôi tiêu cực, bi quan quá không ??? Có lẽ tôi phải đi, đi để cảm nhận du lịch thực sự là thế nào, đi để tìm lại những cảm hứng đã mất, đi để thấy cuộc đời vẫn còn nhiều điều thú vị chứ không phải chỉ xoay quanh đồng tiền, đi để gặp những người bạn cùng chí hướng, hãy chờ tôi, hãy giúp tôi các bạn thân yêu nhé !!!!

. Và những khó khăn mà có thể sẽ phải đối mặt trong công việc của mình. Hy vọng các bạn sẽ biết được, với tính cách và hoàn cảnh của mình có thực sự phù hợp với ngành nghề này hay không. Qua đó lựa chọn nghề nghiệp tương lai sao cho đúng .

Hẹn không ít lần, tôi mới gặp được chị. Nhiều lần bị từ chối thẳng thắn nên trước khi gặp mặt, tôi đoán chị khá khó tính. Đến ngày hẹn, tôi cố tình đến sớm để chờ, nhưng không ngờ chị đã đến từ trước đó. Chị chủ động nở nụ cười thân thiện. Trước mặt tôi là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, khuôn mặt trái xoan toát lên vẻ hiền và dễ gần. Chắc có lẽ vì cái nghề thường xuyên “dầm mưa, dãi nắng” nên chị hơi đen và khá dày dặn.

Mở đầu câu chuyện, chị nói rằng để chọn ra một nghề “chiều” khách nhất chắc không có nghề nào qua được HDV. Mệt mỏi lắm, nhưng phải luôn nở nụ cười và làm những công việc mà khách yêu cầu. “Mình nhớ lâu lắm rồi, khi mới vào nghề, nhiệt huyết lắm. Dẫn khách đi tắm suối, chẳng biết bơi cũng chưa bao giờ đi tắm suối, vậy mà cũng mặc áo phao nhảy xuống trước. Đi ăn hải sản, chưa thử qua mù tạt thế nào, cũng ham hố ăn trước tiên. Ui chao ơi! Nó xông lên thấu não, nước mắt nước mũi chảy tùm lum… Sợ cái món đó cho đến giờ”.

Vợ làm hướng dẫn viên du lịch

HDV nữ được khách chọn nhiều hơn

Nói đoạn, chị hạ giọng và có vẻ trầm tư: “Đó là những chuyện quá bình thường khi làm nghề HDV. Phụ nữ bọn mình gặp rất những tình huống phức tạp hơn mà nhiều khi muốn bỏ nghề cho xong. Nửa đêm, chuẩn bị đi ngủ điện thoại báo tin nhắn. Cầm lên đọc thì những câu khen nào em dễ thương lắm, quê ở đâu mà nói giọng nghe hay thế, có chồng chưa… Trời! ai vậy, sao có số mình mà nhắn tin lúc này?. - Xin lỗi chắc anh nhầm số rồi! Lúc sau lại có tin nhắn đến: không anh không nhầm, em là… HDV mà. Suy nghĩ mãi không biết ai, vừa thấy lo, thấy sợ, mình cũng chẳng dám nhắn tin lại. Nhiều lần về sau mới biết là một trong các vị khách mà mình đang dẫn tour. Có nhiều khách đã sau 24h mà vẫn còn tin nhắn rủ xuống quán bar của khách sạn uống bia. Dĩ nhiên mình từ chối. Đó là những tin nhắn còn lịch sự, có nhiều tin nhắn thô tục hơn. Ban đầu lo lắm, đi nhiều, dần mình thấy quen và mặc kệ”.

Về nhà, những dòng tin nhắn đó phải xóa đi. Nhiều khi quên xóa, chồng đọc được. Dù rất thông cảm, nhưng không thể không có chút ghen nào. Huống hồ có nhiều chuyến đi cả nửa tháng trời mới về nhà. Có nhiều khách sau khi hết tour vẫn còn nhắn tin, chồng đọc được, chẳng biết giải thích thế nào. May chồng rất tin mình, có lẽ vì thế mà mình mới trụ được với nghề này gần 20 năm.

Có lẽ vì nguyên nhân này mà không ít nữ tour guide chuyển nghề chỉ sau vài năm gắn bó. Chị cho biết, có một người bạn học chung thời đại học do áp lực quá lớn nên chuyển sang làm văn phòng. Anh chồng của bạn chị cũng làm nghề HDV, vì quá hiểu nghề của vợ mình nên kiên quyết bảo vợ nghỉ làm. Anh chồng bảo rằng nghề này đi nhiều, vất vả và muốn cho vợ làm văn phòng cho nhàn, dù lương thấp hơn khi dẫn tour. Sau này mới biết, nguyên nhân chính là anh chồng không muốn vợ mình gặp những tình huống như vậy.

Thương từ “Tiếng dạ, tiếng thưa”

Vào Đại Nội, một đoàn khách đến từ Hải Dương được chị Lê Thị Mỹ Hương (HDV của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) tiếp nhận và dẫn tham quan. Trong chiếc áo dài tím thướt tha, chị Hương giới thiệu: “Dạ thưa cô chú, chúng ta đang ở Thế Miếu, nơi thờ tự các đời vua nhà Nguyễn...”. Vừa dứt câu hướng dẫn và mời du khách vào tham quan Thế Miếu, một vị khách cứ đòi chụp hình cùng với HDV. Vị khách này bảo: “Tôi chụp hình về làm kỷ niệm, nghe cô gái Huế nói dạ… thưa sao mà ngọt lịm thế. Sướng cái tai lắm cậu ạ!”.

Ông Trương Thành Minh – Phó phòng Lữ hành, Sở Du lịch cho biết: “Hiện nay, Sở đã cấp 1.310 thẻ HDV, trong đó, 589 là HDV nữ. Nhìn chung, đối với nghề HDV du lịch, nữ luôn gặp những khó khăn và chịu nhiều áp lực hơn so với nam giới. Khi lựa chọn một HDV, kiến thức, khả năng truyền tải thông tin đến du khách là yếu tố quyết định. Và nếu cả hai có nghiệp vụ như nhau thì đa số du khách chọn nữ HDV để dẫn tour, vì nữ sẽ chu toàn, cẩn thận hơn trong mọi việc”.

Từ Thế Miếu, đoàn khách vòng qua lại sân điện Thái Hòa, chị Hương bắt đầu nói: “Đây là điện Thái Hòa, ngoài kia là lầu Ngũ Phụng mới được trùng tu. Các cô chú ạ! Những tấm vé mà cô chú mua để vào tham quan Đại Nội, chính là sự đóng góp sức mình vào việc trung tu các công trình. Từ việc trùng tu này mà những di sản quý báu được gìn giữ và để lại cho các thế hệ sau này…”. Nghe nói vậy, đoàn khách ai cũng gật đầu thỏa mãn. Đoàn khách vào Hữu Vu, người HDV lại nói với khách: “Thưa cô chú, nơi đây có dịch vụ chụp ảnh trang phục cung đình. Những bức ảnh cô chú chụp ở đây không chỉ mang ý nghĩa làm lưu niệm mà cô chú đã và đang quảng bá Huế đến những người thân, bạn bè”.

Ấn tượng với nhưng câu nói của chị, tôi bảo: “Sao chị có những câu nói đánh vào tâm lý du khách hay vậy?. Chị tươi cười: “Từ kinh nghiệm mà ra thôi. Nhiều khách đến cho rằng, vé vào Đại Nội khá cao. Theo mình, không phải thế. Vì thế mình cố gắng suy nghĩ để sao đó du khách biết rằng chỉ đến Huế họ mới tận hưởng được các dịch vụ như thế”. Nói xong, chị vội vàng tiếp tục hướng dẫn khách đi tham quan các điểm khác.

Ông Vũ Văn Chương, Giám đốc Công ty Footsteps Travels, chi nhánh Huế chia sẻ, những HDV nữ người Huế rất được nhiều khách nội địa thích, nhất là khi đến tham quan các di tích ở Huế, dù đã có HDV của đoàn đi cùng. Du khách đến Huế, ngoài tham quan các nơi, còn muốn tìm hiểu thêm về văn hóa và giọng Huế là một “đặc sản” mà du khách muốn thưởng thức. Riêng những chuyến du lịch xa, HDV người Huế cũng được rất nhiều khách lựa chọn. Nữ HDV người Huế cẩn thận, chu toàn trong các công việc. Đôi khi có chút chậm rãi, nhưng đó là nét Huế. Quan trọng là du khách họ thích như thế.

Việt Nam có bao nhiêu hướng dẫn viên du lịch?

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến nay, cả nước có 17.387 HDV du lịch, bao gồm 9.920 HDV quốc tế phục vụ cho 8 triệu lượt khách quốc tế vào Việt Nam/năm, 6 triệu lượt khách Việt Nam ra nước ngoài/năm; 7.467 HDV nội địa phục vụ hơn 45 triệu lượt khách nội địa/năm.

Hướng dẫn viên du lịch lấy bao nhiêu điểm?

Chuyên ngành Lữ hành, hướng dẫn du lịch lấy 25,8 điểm khối C00 và 24,8 điểm khối D01; D78; D96; A16. Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế với mức điểm chuẩn là 31,4 điểm (thang điểm 40), với 5 tổ hợp môn D01; D78; D96; A16; A00.

Để làm hướng dẫn viên du lịch cần những gì?

Những Yêu Cầu Cơ Bản Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch Bạn Cần Biết.

Vốn kiến thức và hiểu biết sâu rộng. ... .

Kỹ năng thuyết trình. ... .

Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống. ... .

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ ... .

Kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm. ... .

Kỹ năng ngoại ngữ ... .

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông. ... .

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc..

Hướng dẫn viên du lịch làm những công việc gì?

Hướng dẫn viên du lịch, trong tiếng anh là tour guide là người làm trong ngành dịch vụ du lịch và sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, trình bày và giải thích ý nghĩa của các thắng cảnh, di tích, di sản văn hoá và địa điểm mà khách du lịch viếng thăm, đồng thời giải đáp các thắc mắc của các khách du lịch.