Tỉnh bà rịa vũng tàu có bao nhiêu phường xa

Các huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và thành phố Bà Rịa của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện biện pháp theo định hướng phục hồi, mở cửa bước đầu một số loại hình hoạt động kinh tế theo từng cấp độ.

Tỉnh bà rịa vũng tàu có bao nhiêu phường xa
Các tuyến đường trung tâm Trưng Trắc-Trưng Nhị, Trần Hưng Đạo, Ba Cu (khu vực phường 1) của Bà Rịa-Vũng Tàu vắng người qua lại trong những ngày giãn cách. (Ảnh: Mạnh Dương/TTXVN)

Sau hơn hai tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, đã có 70 trong tổng số 82 xã, phường trên địa bàn tỉnh là “vùng xanh," tỉnh không còn “vùng đỏ," chỉ còn 3 “vùng cam” và 9 xã, phường, thị trấn là “vùng vàng."

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau gần ba tháng bùng phát COVID-19 (ngày 28/6) trên địa bàn và hơn hai tháng giãn cách xã hội (ngày 19/7), Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận 3.943 ca nhiễm.

Tình hình dịch tại địa phương có chiều hướng giảm sâu, tỷ lệ ca nhiễm trong khu vực phong tỏa giảm mạnh. Ca nhiễm trong cộng đồng giảm và được kiểm soát tốt hơn.

Tuy nhiên, dịch bệnh tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh vẫn còn ở mức nguy cơ, nguy cơ cao, nhất là thị trấn Long Hải, thị trấn Long Điền, xã An Ngãi, xã Phước Hưng. Các vùng vàng, xanh đan xen nhau, vẫn còn nguy cơ lây nhiễm từ “vùng vàng” sang các “vùng xanh."

Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch tễ, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch sau ngày 22/9, trong đó các huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và thành phố Bà Rịa tiếp tục thực hiện các biện pháp theo định hướng phục hồi, mở cửa bước đầu một số loại hình hoạt động kinh tế theo từng cấp độ.

Bà Rịa-Vũng Tàu đề ra 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1, từ ngày 23 đến hết tháng 9, các huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và thành phố Bà Rịa nới lỏng kiểm soát đi lại trong “vùng xanh," cho phép mở cửa siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ bán mặt hàng thiết yếu; chợ truyền thống; nhà hàng, dịch vụ ăn uống được bán mang đi; hoạt động sản xuất nông, lâm ngư gồm cảng cá và đánh bắt.

[Bà Rịa-Vũng Tàu: 4 khu phố ở 'điểm nóng' COVID-19 được dỡ bỏ phong tỏa]

Giai đoạn 2, từ ngày 1/10 đến ngày31/10, các huyện, thành phố không có dịch thí điểm tổ chức hoạt động du lịch tại các khách sạn có dịch vụ khép kín; nới lỏng hoạt động đi lại; triển khai phương án thuận lợi cho việc lưu thông chuỗi cung ứng hàng hóa, trang thiết bị, nguyên liệu, chuyên gia, người lao động giữa Bà Rịa-Vũng Tàu và các địa phương...

Giai đoạn 3, từ 1/11 đến 31/12, nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trở về trạng thái bình thường mới thì các địa phương cho phép các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng đón khách đã tiêm 2 mũi vaccine; công chứng, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm; vận tải hành khách công cộng nội tỉnh với 50% công suất; dịch vụ giáo dục, đào tạo không tập trung quá 20 người; các hoạt động thể thao tại khu luyện tập thể thao ngoài trời và trong nhà không quá 20 người.

Giai đoạn 4, mở cửa tất cả các hoạt động kinh tế từ đầu năm 2022.

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh yêu cầu các địa phương từng bước mở cửa hoạt động kinh tế, duy trì tốt các biện pháp phòng, chống dịch, dần đưa nhịp sống trở lại hoạt động bình thường mới, nhưng không được chủ quan, lơ là phòng, chống dịch; đồng thời, triển khai nhanh chóng, kịp thời các nguồn hỗ trợ của tỉnh, trung ương đến tận tay người dân, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi được phân bổ.

Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý trong công tác điều trị, khi số lượng bệnh nhân bắt đầu ít dần thì cần quan tâm tốt hơn đến chế độ chăm sóc, phục vụ cho bệnh nhân, tạo điều kiện sắp xếp để đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế tuyến đầu có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi lại sức lực./.

Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Sở hữu nhiều bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, Vũng Tàu là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam.

Ngoài ra, thành phố còn là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được chuyển đến thành phố Bà Rịa. Thành phố Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam Bộ.

Thành phố Vũng Tàu có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Nguyễn An Ninh, Rạch Dừa và 1 xã: Long Sơn.

Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có diện tích nhỏ nhất và dân số áp chót của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có tổng diện tích là 1.980,80 km², xếp thứ 50 toàn quốc. Dân số 1.148.313 người, xếp thứ 38 toàn quốc. Về mặt hành chính, tỉnh được chia thành 08 đơn vị cấp quận huyện, trong đó bao gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 05 huyện.

Danh sách các huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp quận huyện, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện. Trong đó, huyện Xuyên Mộc có diện tích lớn nhất và thành phố Vũng Tàu có dân số đông nhất.

Quận huyệnDân số (người)1Thành phố Vũng Tàu420.8602Thị xã Phú Mỹ207.6883Thành phố Bà Rịa205.1924Huyện Xuyên Mộc162.3565Huyện Châu Đức143.3066Huyện Long Điền140.4857Huyện Đất Đỏ76.6598Huyện Côn Đảo8.360

Bản đồ các huyện của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Tỉnh bà rịa vũng tàu có bao nhiêu phường xa

Download danh sách các huyện của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Để thuận tiện khi cần dùng làm tư liệu, Bankervn cung cấp file excel tổng hợp thông tin chi tiết các huyện, thành phố, phường, xã và thị trấn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. File upload trên google drive, để chỉnh sửa vui lòng tải về máy. Link tải file tại đây.

Tỉnh bà rịa vũng tàu có bao nhiêu phường xa

Danh sách các phường, xã của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Dưới 8 đơn vị hành chính cấp quận huyện, Bà Rịa Vũng Tàu có tổng cộng 82 đơn vị hành chính cấp phường xã. Bao gồm: 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.

Các phường xã của thành phố Bà Rịa

Thành phố Bà Rịa được thành lập vào năm 2012, có diện tích 91,5 km2 và dân số 205.192 người. Bao gồm 8 phường và 3 xã, cụ thể là:

  1. Phường Kim Dinh
  2. Phường Long Hương
  3. Phường Long Tâm
  4. Phường Long Toàn
  5. Phường Phước Hiệp
  6. Phường Phước Hưng
  7. Phường Phước Nguyên
  8. Phường Phước Trung
  9. Xã Hòa Long
  10. Xã Long Phước
  11. Xã Tân Hưng

Các phường xã của thành phố Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu được thành lập vào năm 1991, có diện tích 141,1 km2 và dân số 420.860 người. Bao gồm 16 phường và 1 xã, cụ thể là:

  1. Phường 1
  2. Phường 2
  3. Phường 3
  4. Phường 4
  5. Phường 5
  6. Phường 7
  7. Phường 8
  8. Phường 9
  9. Phường 10
  10. Phường 11
  11. Phường 12
  12. Phường Thắng Nhất
  13. Phường Thắng Nhì
  14. Phường Thắng Tam
  15. Phường Nguyễn An Ninh
  16. Phường Rạch Dừa
  17. Xã Long Sơn

Các phường xã của thị xã Phú Mỹ

Thị xã Phú Mỹ được thành lập vào năm 2018, có diện tích 333,84 km2 và dân số 207.688 người. Bao gồm 5 phường và 5 xã, cụ thể là:

  1. Phường Hắc Dịch
  2. Phường Mỹ Xuân
  3. Phường Phú Mỹ
  4. Phường Phước Hòa
  5. Phường Tân Phước
  6. Xã Châu Pha
  7. Xã Sông Xoài
  8. Xã Tân Hải
  9. Xã Tân Hòa
  10. Xã Tóc Tiên

Các phường xã của huyện Châu Đức

Huyện Châu Đức được thành lập vào năm 1994, có diện tích 422,6 km2 và dân số 143.306 người. Bao gồm 1 thị trấn và 15 xã, cụ thể là:

  1. Thị trấn Ngãi Giao
  2. Xã Bàu Chinh
  3. Xã Bình Ba
  4. Xã Bình Giã
  5. Xã Bình Trung
  6. Xã Cù Bị
  7. Xã Đá Bạc
  8. Xã Kim Long
  9. Xã Láng Lớn
  10. Xã Nghĩa Thành
  11. Xã Quảng Thành
  12. Xã Sơn Bình
  13. Xã Suối Nghệ
  14. Xã Suối Rao
  15. Xã Xà Bang
  16. Xã Xuân Sơn

Các phường xã của huyện Côn Đảo

Huyện Côn Đảo được thành lập vào năm 1991, có diện tích 76 km2 và dân số 8.360 người và không phân chia phường xã.

Các phường xã của huyện Đất Đỏ

Huyện Đất Đỏ được thành lập vào năm 2003, có diện tích 189,6 km2 và dân số 76.659 người. Bao gồm 2 thị trấn và 6 xã, cụ thể là:

  1. Thị trấn Đất Đỏ
  2. Thị trấn Phước Hải
  3. Xã Láng Dài
  4. Xã Lộc An
  5. Xã Long Mỹ
  6. Xã Long Tân
  7. Xã Phước Hội
  8. Xã Phước Long Thọ

Các phường xã của huyện Long Điền

Huyện Long Điền được thành lập vào năm 2003, có diện tích 77 km2 và dân số 140.485 người. Bao gồm 2 thị trấn và 5 xã, cụ thể là:

  1. Thị trấn Long Điền
  2. Thị trấn Long Hải
  3. Xã An Ngãi
  4. Xã An Nhứt
  5. Xã Phước Hưng
  6. Xã Phước Tỉnh
  7. Xã Tam Phước

Các phường xã của huyện Xuyên Mộc

Huyện Xuyên Mộc được thành lập vào năm 1976, có diện tích 640,9 km2 và dân số 162.356 người. Bao gồm 1 thị trấn và 12 xã, cụ thể là:

  1. Thị trấn Phước Bửu
  2. Xã Bàu Lâm
  3. Xã Bình Châu
  4. Xã Bông Trang
  5. Xã Bưng Riềng
  6. Xã Hòa Bình
  7. Xã Hòa Hiệp
  8. Xã Hòa Hội
  9. Xã Hòa Hưng
  10. Xã Phước Tân
  11. Xã Tân Lâm
  12. Xã Phước Thuận
  13. Xã Xuyên Mộc

Lời kết

Danh sách các huyện, thành phố, phường xã và thị trấn của Bà Rịa Vũng Tàu được Bankervn tổng hợp từ cổng thông tin của tỉnh, wikipedia và các tư liệu địa lý uy tín. Mọi đóng góp về nội dung vui lòng gửi về email: [email protected]