Theo tư tưởng hồ chí minh dân chủ là gì năm 2024

Những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ, về vai trò của dân chủ và nhân dân, về quyền và trách nhiệm của công dân đã được kế thừa, được cụ thể hóa rõ nét trong bản Hiến pháp mới được Quốc hội khóa XIII thông qua.

Về dân chủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa Dân chủ một cách dễ hiểu: Dân chủ nghĩa là dân là chủ.

Người còn nhấn mạnh: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân." (Dân vận, 1947) (1); “Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm”(2); “Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(3).

Khi dân tộc đã giành được độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ. Đây là cuộc đổi đời của cả một dân tộc và của từng con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh sự đổi thay cơ bản ấy một cách hết sức chính xác bằng phạm trù Làm chủ; Người chủ. Người khẳng định địa vị làm chủ của nhân dân, coi đó là nội dung cơ bản của nền dân chủ mới: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”(4). Phạm trù làm chủ; người chủ là một nội dung trung tâm trong tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân có quyền làm chủ, là người chủ của xã hội là tiêu chí quan trọng xác định bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một mệnh đề về dân chủ rất cô đọng, súc tích: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”(5). Trong mệnh đề này chứa đựng đầy đủ nội dung dân chủ là của con người, do con người và vì con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh không dùng những lý luận cao xa để diễn giải về phạm trù này nhưng chúng ta vẫn thấy sự nhất quán và có hệ thống qua các bài nói và viết của Người về địa vị và quyền làm chủ của nhân dân. Người thường nhấn mạnh vai trò người chủ đất nước của mọi người dân trong các ngành, các giới - là những người chủ nước nhà. Với khái niệm làm chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tính chủ động của quần chúng nhân dân trong việc quyết định vận mệnh của mình.

Kế thừa những luận điểm đó, Điều 2 (Chương I) Hiến pháp mới ghi rõ:

“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Điều 3 khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Điều 5, Điều 6 ghi rõ quyền của các dân tộc sinh sống trên quốc gia thống nhất Việt Nam và trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm các chính sách phát triển và quyền dân chủ của nhân dân.

Trong Hiến pháp mới, chương về “Quyền con người” được đưa từ vị trí thứ năm lên vị trí thứ hai, chỉ sau Chương I về “Chế độ chính trị”. Sự thay đổi thứ tự này cũng phản ánh ý chí và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thực hiện quyền con người, vừa phản ánh rõ nhận thức chân xác hơn của chúng ta về vị trí, tầm quan trọng của chế định về quyền con người, vừa phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế.

Về vai trò của dân chủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết rất xác đáng rằng: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”(6).

Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ hoàn thành đã đưa nhân dân Việt Nam từ địa vị bị áp bức lên địa vị làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Tinh thần dân chủ đã tập hợp được lực lượng toàn dân tộc, khẳng định chế độ dân chủ cộng hòa bằng cuộc Tổng tuyển cử dân chủ, đem lại nguồn nội lực mạnh mẽ để nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến kiên cường chống ngoại xâm.

Thành công của công cuộc đổi mới hôm nay cũng được khởi đầu bằng quá trình dân chủ hóa trong các lĩnh vực đã tạo nên động lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiến bước vững chắc trên đường phát triển và hội nhập, là một minh chứng sinh động nữa về vai trò quan trọng của động lực dân chủ với sự phát triển xã hội. Điều đó cũng làm sáng tỏ hơn nữa tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người coi nguồn gốc của quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”(7). Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà là thành quả của cách mạng, nhân dân đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân về một xã hội tốt đẹp trong tương lai. Dân chủ là của báu vì nó đem lại quyền làm chủ vận mệnh của mình cho nhân dân, tạo ra những điều kiện, những tiền đề để toàn xã hội, cũng như mỗi cá nhân trong xã hội phát triển và hoàn thiện. Con người nhờ có dân chủ và thông qua dân chủ mới có hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo. Người đã khẳng định rõ điều này: “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”(8).

Không chỉ là của quý của nhân dân mà đối với sự nghiệp cách mạng, theo chiều ngược lại, dân chủ cũng là của quý của cách mạng bởi phát huy dân chủ sẽ động viên được lực lượng của toàn dân hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của nhân dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”(9). Dân chủ là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các thành phần kinh tế, tạo nên sự đồng thuận xã hội. Sự nhất trí đó tăng cường thêm sức mạnh của dân tộc để vượt qua khó khăn, thử thách.

Chương II của Hiến pháp mới quy định đầy đủ các quyền của con người về dân sự, chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục; quyền tự do lập hội, hội họp; quyền của các nhóm xã hội yếu thế; cả những quyền mới, như quyền về hưởng thụ một môi trường trong sạch, quyền hiến mô, tạng… Tất cả đều thể hiện ý chí của toàn dân hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, vì con người, dân chủ và phồn vinh.

Những quyền vẫn được coi là “nhạy cảm” ở Việt Nam, thường được các lực lượng thù địch nhằm đến để bôi nhọ, xuyên tạc trong những “Tuyên bố”, “Báo cáo” không thiện chí cũng được ghi rõ trong Hiến pháp:

Điều 24:

“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Điều 25:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Những quyền được Hiến định đó phản ánh rõ hiện thực xã hội và cũng là căn cứ pháp lý tối cao để tiếp tục xây dựng nền dân chủ, xây dựng một xã hội hiện đại, phồn vinh, vì con người ở Việt Nam.

Nhân dân là người giám sát tối cao

Sự đánh giá của nhân dân chính là thước đo chính xác những ưu điểm, khuyết điểm của bộ máy chính quyền cũng như của từng cán bộ. Với tinh thần thực sự cầu thị, từ tháng 10-1947, trong tác phẩm nổi tiếng Sửa đổi lối làm việc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”(10). Nhân dân chính là người có ý kiến tối hậu về hiệu quả mọi công tác của Chính phủ, phẩm chất của mọi cán bộ công chức - thậm chí “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”(11).

Tương đồng với tư tưởng đó, Chương I của Hiến pháp mới quy định nhiều điều về việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân - dân chủ trực tiếp cũng như dân chủ đại diện (thông qua việc bầu ra những đại biểu và cơ quan đại diện cho mình):

Điều 6: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Điều 7:

1.Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.

Điều 8:

1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân...”.

Trách nhiệm của mỗi công dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cập trách nhiệm của mỗi công dân trong việc xây dựng nền dân chủ khi Người khẳng định dân chủ là thành quả to lớn, là quyền lợi mà cách mạng đem lại cho mỗi người dân. “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân”(12). Bổn phận công dân được nhấn mạnh ở đây là bổn phận công dân trong một xã hội do nhân dân làm chủ.

Điều 14 của Hiến pháp mới đã đưa ra nguyên tắc bảo đảm quyền con người, đồng thời còn quy định về “hạn chế quyền”:

“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Những điều đó đang được đưa vào thực tiễn cuộc sống. Trong bài viết “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”(13).

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh dân chủ có nghĩa là gì?

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ có nghĩa “dân là chủ”. Người nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.

Trọng tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất của dân chủ là gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vai trò của dân chủ, coi dân chủ là nhân tố động lực của sự phát triển; thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, bản chất của dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ.

Dân chủ là gì theo triết học?

Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ. Chế độ dân chủ là chế độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra.

Đâu là khái niệm dân chủ theo quan niệm từ thời cổ đại?

Khái niệm dân chủ xuất hiện từ rất sớm – từ thời cổ đại (TK VII - VI TCN). Các nhà tư tưởng ở Hy Lạp dùng từ “demokratos” để nói đến dân chủ, trong đó “demos” là nhân dân (danh từ) và “kratos” là cai trị (động từ). Theo cách hiểu này, dân chủ có nghĩa là nhân dân cai trị.