Sốt cao nhất là bao nhiêu độ năm 2024

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Sốt cao nhất là bao nhiêu độ năm 2024

Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. (Ảnh minh họa)

Sốt thực chất là cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân như virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ đưa tín hiệu lên não, điều chỉnh tăng thân nhiệt để ngăn chặn những tác nhân này. Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:

Sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C.

Sốt mức độ trung bình: Thân nhiệt khoảng 39°C.

Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.

Lưu ý, khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên, lúc này người bệnh được xem là sốt rất cao, họ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số nhóm người chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Ưu điểm của loại này là tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Khi nào nên uống thuốc hạ sốt?

Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ. Khi trong gia đình có người trưởng thành sốt từ 39 độ C thì có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.

Làm gì khi sốt nhẹ?

Uống nhiều nước hơn

Duy trì mật độ chất lỏng trong cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt khi bị sốt. Thân nhiệt cao sẽ khiến quá trình hao hụt nước diễn ra nhanh hơn. Do đó, bổ sung nhiều nước cho cơ thể không chỉ làm dịu thân nhiệt, mà còn bù đắp lại lượng chất lỏng đã mất đi.

Chườm khăn mát lên trán

Một kỹ thuật dùng để hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn là chườm khăn mát lên trán. Cách hạ sốt nhanh này thường áp dụng khi sốt vì những yếu tố bên ngoài, ví dụ như ở ngoài nắng quá lâu, sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bất ngờ,…

Bổ sung Vitamin C

Nên bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… Đây là những thức uống tốt giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tắm bằng nước ấm

Một trong những cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn là tắm rửa. Điều này không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp cơ thể cảm thấy sạch sẽ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý nên tắm với nước ấm, thay vì nước lạnh. Nhiệt độ thấp của nước có nguy cơ khiến tình trạng sốt trở nên tệ hơn.

Sai lầm phổ biến khi hạ sốt nhanh tại nhà

Tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt giảm nhau với nhau có thể dẫn đến sử dụng thuốc quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.

Đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run. Do đó, tuyệt đối không nên đắp chăn khi sốt, phải mở cửa thoáng phòng cửa hoặc sử dụng quạt thoáng người (không thốc quạt vào người) và uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ xuống.

Thuốc hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp cùng lúc nhiều cách hạ sốt như uống thuốc, dùng thuốc kết hợp, ngâm người vào bồn nước ấm…có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất, người bệnh chỉ nên áp dụng các phương pháp hạ sốt từ từ.

Chườm lạnh bằng túi nước đá là quan niệm sai lầm của nhiều người khi tìm cách hạ sốt nhanh cho người lớn. Cách làm này sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Ngoài ra, chườm lạnh còn dễ khiến người bệnh bị bỏng lạnh, do đó tuyệt đối không nên dùng biện pháp này để hạ sốt.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh.

Sốt xuất hiện khi thân nhiệt cơ thể bé tăng cao hơn so với bình thường. Để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt gây ra, cha mẹ cần biết cách đo thân nhiệt cho bé và cách xử trí thích hợp khi trẻ bị sốt.

1. Sốt là gì?

Thân nhiệt được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não. Vùng hạ đồi điều chỉnh thân nhiệt cơ thể bằng cách cân bằng giữa việc tạo nhiệt của các cơ, gan với sự mất nhiệt qua da, phổi. Sốt xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng thân nhiệt. Sốt thường là do đáp ứng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn hoặc virus.

Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể ở trực tràng sẽ là trên 38oC, ở miệng là trên 37.5oC, ở nách là trên 37.2oC và ở tai là trên 38oC.

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt. Bên cạnh đó, các bệnh lý do virus và vi khuẩn như tiêu chảy, cảm, nhiễm khuẩn tai, viêm thanh quản cấp và viêm tiểu phế quản,... chính là nguyên nhân hàng đầu gây sốt. Một số loại vắc xin có thể gây sốt và thời gian sốt thay đổi tùy thuộc với từng loại vắc xin được sử dụng.

Có nhiều phương pháp đo thân nhiệt cho trẻ. Thường thì đo nhiệt độ ở trực tràng là phương pháp chính xác nhất. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể do nhiệt độ ở miệng cho trẻ trên 4 tuổi, đo nhiệt độ ở tai cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Đo thân nhiệt ở nách là phương pháp ít chính xác nhất nhưng lại rất thuận tiện, đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu nhiệt độ ở nách dưới 37.2oC thì phụ huynh nên sử dụng thêm phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng.

Cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân vì nó có giá không cao, phổ biến và an toàn hơn. Thủy ngân rất độc, nếu nhiệt kế bị vỡ dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Dưới đây là các phương pháp đo thân nhiệt cho trẻ:

2.1 Đo thân nhiệt ở nách

  • Giữ nhiệt kế ở nách trẻ (cần lau khô nách trước khi đo).
  • Bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng cách ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút.

Sốt cao nhất là bao nhiêu độ năm 2024

Giữ nhiệt kế ở nách trẻ (cần lau khô nách trước khi đo)

2.2 Đo thân nhiệt ở miệng

Phương pháp này không nên thực hiện khi trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Khi thực hiện, phụ huynh làm như sau:

  • Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông rồi rửa sạch lại với nước.
  • Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ, bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế.
  • Giữ nguyên nhiệt kế: Với nhiệt kế thủy ngân trẻ cần giữ trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử trẻ chỉ cần giữ dưới 1 phút.

2.3 Đo thân nhiệt ở tai

Phương pháp này không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh vào thì bạn cần đợi tối thiểu 15 phút rồi mới thực hiện đo nhiệt độ. Ống tai và bệnh ở tai sẽ không ảnh hưởng tới kết quả hiển thị nhiệt độ cơ thể trẻ. Đo thân nhiệt ở tai được thực hiện như sau:

  • Kéo tai ngoài của trẻ trước khi đặt nhiệt kế vào.
  • Giữ đầu dò nhiệt kế trong tai trong vòng 2 giây.

2.4 Đo thân nhiệt ở trực tràng

  • Cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nằm úp sấp trong lòng người lớn.
  • Thoa một chút chất bôi trơn (ví dụ vaseline) vào phần cuối nhiệt kế.
  • Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho tới khi phần đầu bạc của nhiệt kế không còn thấy nữa (khoảng 0,6 – 1,3cm bên trong hậu môn).
  • Giữ nguyên nhiệt kế: Đợi khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.

3. Nên đưa trẻ đi viện khi nào?

Sốt có thể giữ vai trò chống nhiễm khuẩn cho cơ thể. Khi đo thân nhiệt cho trẻ cho thấy bé bị sốt, phụ huynh cần xem xét các triệu chứng đi kèm với sốt ở trẻ. Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà.

Sốt cao nhất là bao nhiêu độ năm 2024

Nên điều trị sốt tại nhà nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không mệt mỏi nhiều

Phụ huynh có thể điều trị ngoại trú, không cần đi cấp cứu trong đêm khuya nếu trẻ có các biểu hiện như:

  • Chơi đùa, tỉnh táo, khóc to, không khóc kéo dài.
  • Da dẻ hồng hào.
  • Không khó thở.
  • Tay chân ẩm.
  • Cơ thể không có dấu hiệu bị mất nước.

Ngược lại, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện nếu sốt đi kèm với các triệu chứng như:

  • Khó thở: Thở nhanh, thở rít, thở rút lõm ngực.
  • Tay chân lạnh.
  • Co giật.
  • Sốt li bì, không linh hoạt.
  • Trẻ bị mất nước (mắt trũng, uống nước háo hức, tiểu ít).
  • Sốt trên 7 ngày dù sốt nhẹ.
  • Sốt cùng lúc có ban đỏ.
  • Sốt trên 38oC đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trên 39oC đối với trẻ từ 3 – 24 tháng tuổi, sốt 40oC ở mọi nhóm tuổi. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đưa trẻ tới bệnh viện nếu trẻ dưới 24 tháng tuổi sốt trên 2 ngày, trẻ trên 2 tuổi sốt trên 3 ngày.
  • Trẻ sốt tái đi tái lại.
  • Trẻ có bệnh nền như ung thư, tim mạch, lupus hay hồng cầu liềm,...

Sốt cao nhất là bao nhiêu độ năm 2024

Nên đưa bé đi viện nếu sốt li bì, kéo dài nhiều ngày

4. Trẻ bị sốt phải làm sao?

Khi đo thân nhiệt cho bé phát hiện bé bị sốt thì phụ huynh nên xử trí như sau:

4.1 Sử dụng thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt được sử dụng trong các trường hợp: Trẻ sốt từ 38,5oC trở lên kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn; Sốt từ 38oC trở lên có tiền căn co giật, bệnh lý tim/phổi,... Khi dùng thuốc hạ sốt sớm và đúng trẻ ít khi bị sốt trên 39oC kèm co giật- trường hợp phải chống co giật và hạ sốt khẩn trương.

Thuốc có hiệu quả hạ sốt ở trẻ em là Ibuprofen hay Paracetamol (Acetaminophen). Các loại thuốc này giúp trẻ dễ chịu hơn, giảm thân nhiệt ở trẻ xuống khoảng 1 – 1,5oC.

Paracetamol (Acetaminophen) có thể dùng mỗi 4 – 6 giờ khi cần với liều khoảng 10 – 15mg/kg/lần. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn tiếp tục cao và trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể sử dụng Ibuprofen thay thế hoặc kết hợp với Paracetamol (Acetaminophen), liều lượng 5 – 10mg/kg uống mỗi 6 – 8 giờ.

Lưu ý:

  • Việc sử dụng cả 2 loại thuốc Paracetamol (Acetaminophen) và Ibuprofen sẽ ít an toàn hơn dùng một loại thuốc đơn thuần.
  • Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi cần thiết và nên ngưng khi sốt và các triệu chứng không còn.
  • Không chỉ định Aspirin cho trẻ vì có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye.

4.2 Đắp mát cho trẻ

Sau khi đo thân nhiệt thấy trẻ bị sốt trên 40oC, sốt kèm co giật, không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt, phụ huynh nên lau mát, dùng khăn đắp nước ấm khoảng 29 - 32oC khắp thân trẻ, đặc biệt ở trán, nách, cổ, bẹn. Trẻ sẽ thấy mát hơn vì nước bốc hơi qua da. Việc đắp mát cần được kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ không dung nạp được thuốc.

Sốt cao nhất là bao nhiêu độ năm 2024

Đắp mát cho trẻ để hạ sốt hiệu quả

Lưu ý:

  • Tránh đắp mát với rượu vì hơi rượu có thể hấp thu qua da và phổi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
  • Không thoa chanh khi lau mát cho trẻ vì có thể gây tổn thương da.
  • Không lau người bằng nước đá vì sẽ càng làm tăng thân nhiệt của trẻ.

4.3 Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

  • Sốt làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Vì vậy, để giảm nguy cơ này, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước. Các loại thức uống như sữa, nước cần được bổ sung cho trẻ với lượng cần thiết. Nếu trẻ không chịu uống nước, sữa hoặc không uống được thì cha mẹ nên hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa Nhi.
  • Chú ý bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất cho bé, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung vitamin.
  • Khi bé bị sốt, cha mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ quá ấm.
  • Sốt gây mệt mỏi, khó chịu cho trẻ. Vì vậy, khi bé bị sốt, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Trẻ có thể đi học lại và tham gia các hoạt động khác sau 24 giờ thân nhiệt trở về bình thường.
  • Tái khám ngay nếu trẻ không hạ sốt sau 2 ngày điều trị hoặc bệnh có dấu hiệu trầm trọng hơn.

Trẻ sốt cao với nhiều triệu chứng bất thường như co giật, phát ban,... vô cùng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cho tim mạch, thần kinh thậm chí tử vong. Vì vậy, khi bé có những biểu hiện trên, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Triệu chứng sốt do viêm amidan ở trẻ em và cách xử lý

9 việc làm cần thiết khi chăm sóc trẻ bị cúm A

XEM THÊM:

  • Đo nhiệt độ cho bé thế nào sẽ cho kết quả chính xác
  • Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ
  • Hướng dẫn theo dõi nhiệt độ cơ thể

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Trẻ em sốt cao nhất là bao nhiêu độ?

Thân nhiệt dao động 37.5 – 38.5 độ C: Trẻ sốt nhẹ. Thân nhiệt dao động 38.5 – 39 độ C: Trẻ sốt vừa. Thân nhiệt dao động 39 – 40 độ C: Trẻ sốt cao, nguy hiểm. Thân nhiệt trên 40 độ C: Trẻ sốt rất cao, cực kỳ nguy hiểm.

Sốt cao bao nhiêu độ là nguy hiểm?

Sốt nhẹ: Nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng 37 – 38°C. Sốt mức trung bình: Thân nhiệt tầm 39°C. Sốt cao: Nhiệt độ lên đến 39 – 40°C. Khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên được xem là sốt cao, khi đó người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức.

Sốt cao 40 độ nên làm gì?

Sốt trên 40°C có thể rất nguy hiểm vì với nhiệt độ này các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn nghiêm trọng, cần phải được xử trí hạ sốt kịp thời. Kiểm soát cơn sốt bằng chườm mát, thuốc hạ sốt paracetamol và bù nước điện giải.

Sốt cao 39 độ nên làm gì?

Uống nước để bù nước khi sốt cao. Nếu sốt từ 39 độ C trở lên: - Cần phải uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng/ cân nặng, giữa hai lần uống thuốc phải cách tối thiểu 4 – 6 giờ. - Với người bệnh bị nôn, có thể sử dụng viên thuốc đạn nhét vào hậu môn để hạ sốt.