So sánh nhà nước pháp trị và pháp quyền năm 2024

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định đặc trưng thứ bảy trong số tám đặc trưng chủ yếu của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Vì vậy, để đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ yêu cầu tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay.

1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá trình đúc kết, kế thừa, vận dụng tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật kiểu mới và thực tiễn xây dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua.

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, ngay từ khi xuất hiện Nhà nước cổ đại và được tiếp tục phát triển, nhất là trong thời kỳ cách mạng tư sản, phản ánh khát vọng của nhân dân về một Nhà nước bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, đối lập với sự độc đoán, độc tài của Nhà nước chủ nô và chế độ chuyên chế hà khắc của Nhà nước phong kiến.

Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại là Nhà nước bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của nhân dân; thực hiện và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân; chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt động của mình và yêu cầu công dân thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; có hình thức tổ chức quyền lực Nhà nước thích hợp bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ngăn chặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía Nhà nước, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với một giai cấp mà là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chức hoạt động của nhà nước tuân theo quy định của pháp luật, thực hiện được quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật kiểu mới và vận dụng phù hợp với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trên quan điểm này có thể khái quát nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.

2. Đặc trưng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong những năm đổi mới vừa qua Đảng ta đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Từ nhận thức lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể khái quát nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng sau đây:

- Là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.

- Là Nhà nước tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp; tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người; bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

- Đó là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; thực hiện đường lối hòa bình, hữu nghị với nhân dân các dân tộc và các nhà nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi; đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước, hiệp ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.

3. Các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

Xây dựng được một Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Nhà nước phải đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ, quyền con người của nhân dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.

Xây dựng một Nhà nước có đủ năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội có hiệu quả, phát huy được mọi tiềm năng của dân tộc; đồng thời, tiếp thu hợp lý những thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới của thế giới và những tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Xây dựng Nhà nước có bộ máy gọn nhẹ, được tổ chức chính quy, có quy chế làm việc khoa học, bảo đảm kiểm tra, giám sát và điều hành được hoạt động của xã hội, cũng như hoạt động của bản thân bộ máy nhà nước.

Xây dựng Nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp luật, thực hiện quản lý xã hội theo pháp luật, giữ vững kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

Xây dựng một Nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân, đồng thời có bản lĩnh chính trị, năng lực quản lý, loại trừ được bệnh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân phải trở thành định hướng, yêu cầu bao trùm toàn bộ tổ chức hoạt động của nhà nước, đồng thời là trách nhiệm, của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân.

Quan điểm nêu trên đòi hỏi các yêu cầu, nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải được quán triệt trong quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trong cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cũng như trong đổi mới cơ chế vận hành của nhà nước, thì mới có thể mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài và ổn định.

Pháp quyền và pháp trị khác nhau như thế nào?

Trong tiếng Anh, pháp quyền là “the rule of law” và pháp trị là “rule by law”. Dịch ra tiếng Việt, pháp quyền là “sự cai trị của pháp luật”, và pháp trị là “sự cai trị bằng pháp luật”. Xét về ngữ nghĩa, trong danh từ ghép "pháp quyền", chúng ta có thể hiểu đây là "quyền" mang tính "pháp", hay có tính chất "pháp".

Nhà nước pháp quyền là nhà nước như thế nào?

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng và hoạt động dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật tiến bộ, dân chủ, khả thi và phù hợp. Thứ hai, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà pháp luật đứng ở vị trí tối thượng không những ở đời sống nhà nước mà còn ở đời sống xã hội.

Chủ nghĩa pháp trị là gì?

Pháp quyền hay Pháp trị (tiếng Anh: rule of law nghĩa đen: sự thống trị của pháp luật) là một triết lý chính trị mà theo đó, mọi công dân và thể chế trong một quốc gia, nhà nước, hoặc cộng đồng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau, bao gồm cả các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo.

Pháp chế khác pháp luật như thế nào?

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự, mang tính bắt buộc và do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội… Còn pháp chế được biết đến là thể chế pháp luật xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, sinh ...