So sánh loa 2.0 và 2.1 năm 2024

Sự khác biệt giữa cấu tạo hệ thống loa stereo và loa đa kênh có thể quyết định năng lực trình diễn âm thanh như ý người nghe hay không.

So sánh loa 2.0 và 2.1 năm 2024
Sự khác biệt giữa hệ thống 2.0 và 2.1

Hệ thống âm thanh 2.0

Được coi là hệ thống cơ bản nhất trong thế giới âm thanh, nhưng không vì vậy là cấu hình 2.0 trở nên lỗi thời. Qua nhiều năm tháng, hệ thống 2.0 vẫn được nhiều người tin tưởng để nghe nhạc.

Hiểu một cách đơn giản, hệ thống 2.0 gồm 2 loa (dĩ nhiên vẫn đi kèm ampli và CDP, hoặc DAC), phụ trách 2 kênh tín hiệu âm thanh mỗi bên. Từng loa sẽ thể hiện đầy đủ các dải âm từ trầm đến cao. Tuy nhiên, hệ thống 2.0 thường không mạnh về số lượng dải trầm, chỉ ở mức vừa đủ nghe các loại nhạc nhẹ, thiên về chi tiết.

So sánh loa 2.0 và 2.1 năm 2024
Loa máy tính dạng 2.1

Hệ thống âm thanh 2.1

Với những người yêu cầu dải trầm tốt hơn khi nghe nhạc, hệ thống 2.1 sẽ là giải pháp hữu hiệu. Có thể nhận ra hệ thống 2.1 chính là dạng 2.0 bổ sung thêm một loa subwoofer (hay còn là cục bass).

Hệ thống 2.1 sẽ chơi tốt hơn ở các loại nhạc sôi động, do thể hiện đầy đặn tất cả dải trầm, tuy nhiên lại yêu cầu người chơi có hiểu biết sâu hơn về cách lắp đặt hệ thống âm thanh. Nhiều người chơi thậm chí còn sử dụng cấu hình 2.2 để nghe nhạc, tức là 2 loa đi kèm 2 sub, để không gian của dải trầm cải thiện hơn, cũng như về chất lượng âm trầm.

So sánh loa 2.0 và 2.1 năm 2024
Hệ thống âm thanh 7.1 thường gặp

Hệ thống âm thanh 7.1

Nếu các hệ thống trên hướng tới đối tượng nghe nhạc stereo, thì hệ thống 7.1 (hay cơ bản hơn là 5.1) sinh ra để phục vụ những người yêu phim ảnh hoặc chơi game, có thể coi là một rạp hát cỡ nhỏ, phục vụ gia đình hay thậm chí là điểm giải trí công cộng.

Hệ thống 7.1 cũng sử dụng một subwoofer, song có tới 7 loa con, bao gồm:

  • 1 loa trung tâm: phụ trách phần lớn các âm thanh trong nội dung, ví dụ như giọng nói của diễn viên.
  • 2 loa cạnh (trái/phải): phụ trách âm thanh từ 2 bên
  • 2 loa trước (trái/phải): tạo hiệu ứng âm thanh từ phía chéo đằng trước
  • 2 loa sau (trái/phải): tạo hiệu ứng âm thanh từ phía chéo đằng sau

Hệ thống 5.1 tương tự như 7.1, song giản lược 2 loa cạnh, nên hiệu ứng âm thanh vòm sẽ khó có thể rõ ràng được, song thường có mức chi phí đầu tư nhỏ hơn. Với những người chơi yêu cầu cao, các hệ thống dạng 9.1 hay 13.2 sẽ bổ sung thêm tín hiệu về độ cao của âm thanh.

Tuy nhiên, khi sử dụng các hệ thống âm thanh đa kênh như 7.1, thì người dùng cần lưu ý xem nguồn nội dung có hỗ trợ âm thanh đa kênh hay không. Nếu không hệ thống âm thanh sẽ phải xử lý giả lập, thường đem lại kết quả không mấy ấn tượng.

Đối với thiết lập âm thanh nổi, có hai tùy chọn chính: 2.0 và 2.1. Stereo 2.1 là phiên bản nâng cấp hơn so với 2.0. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hệ thống âm thanh nổi 2.1 nhé!

1. Giải thích thuật ngữ “Âm thanh nổi 2.1” (2.1 Stereo Sound)

Âm thanh nổi (Stereo Sound) là âm thanh được sinh ra từ hai hoặc nhiều nguồn khác nhau và có thể hoạt động song song cùng một lúc. âm thanh stereo giúp bạn cảm nhận được không gian, vị trí của âm thanh và bạn cũng dễ dàng biết được âm phát ra từ bên nào. Chính vì vậy, âm thanh này mang đến những trải nghiệm âm thanh khi nghe nhạc, xem phim, chơi game,... sống động, chân thật hơn.

So sánh loa 2.0 và 2.1 năm 2024

'2' có nghĩa là hệ thống có hai kênh âm thanh - trái và phải - được tạo ra bởi hai loa.

Dấu '.1' ngụ ý hệ thống này sử dụng thêm 1 loa Sub siêu trầm để tăng thêm độ ấm và âm trầm. Đây cũng là điểm khác biệt so với cái mẫu loa stereo 2.0 cũ. Âm bass được tách riêng ở loa Sub được đánh giá là hay và nổi bật hơn so với những mẫu loa 2.0 dùng loa vệ tinh để tái tạo âm bass.

Sau đây là hình minh họa một dàn loa âm thanh nổi 2.1:

So sánh loa 2.0 và 2.1 năm 2024

⇒ 2.1 Stereo Sound là lựa chọn tốt nhất để nghe nhạc hoặc nếu bạn muốn nâng cấp âm thanh TV của mình mà không cần nhiều loa. Một hệ thống khác tương tự sử dụng âm thanh stereo là loa thanh (soundbar). Bên trong loa thanh sẽ là 2 loa trái, phải, kết hợp với loa Sub để tạo nên một hệ thống 2.1.

2. Vị trí đặt loa âm thanh nổi 2.1

So sánh loa 2.0 và 2.1 năm 2024

- Các loa Trái và Phải được đặt ở góc bức tường đối diện với vị trí chỗ ngồi của bạn một góc 30 độ. Không nên đặt loa thẳng vào tường hoặc góc - hãy đặt chúng cách góc hoặc tường vài inch. Ngoài ra, loa trái và phải nên hơi nghiêng một chút để âm thanh được hướng chính xác hơn đến vị trí nghe chính.

- Loa âm trầm nên được đặt ở khu vực bên trái hoặc bên phải của bức tường phía trước giữa hai loa phía trước.

3. Ưu điểm và nhược điểm của 2.1 Stereo Sound

Hệ thống 2.1 có rất nhiều ưu điểm đó là:

• Mức giá phù hợp với đại đa số người dùng. • Cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn so với loa mặc định của tivi. • Loa Sub đem lại trải nghiệm âm thanh tốt hơn hơn so với hệ thống Stereo (2.0) • Số lượng loa ít nên tiết kiệm diện tích, lắp đặt đơn giản. • Có thể nâng cấp lên hệ thống âm thanh vòm về sau.

Nhược điểm của hệ thống 2.1 là sẽ không thể cung cấp trải nghiệm âm thanh vòm như các hệ thống nhiều loa hơn. Đồng thời, với công suất nhỏ, từ 500W trở xuống nên âm thanh phát ra không quá trong trẻo và thường không kết nối mạng được, không giúp hát Karaoke.

4. Âm thanh nổi trong màn hình tương tác MAXHUB

Loa âm thanh nổi 2.1 thường là hệ thống loa rời để cải thiện âm thanh của tivi. Tuy nhiên với màn hình tương tác MAXHUB, âm thanh nổi được tích hợp vào ngay bên trong màn hình. Âm thanh Stereo giúp các nguồn âm thanh hòa quyện với nhau, tạo nên tổng thể ấn tượng, chân thực và sống động. Nhờ công nghệ âm thanh nổi 2.1, người dùng các màn hình cảm ứng MAXHUB có thể đắm chìm trong những giai điệu nhạc chân thật, sống động khi xem phim, nghe nhạc hay họp trực tuyến.

So sánh loa 2.0 và 2.1 năm 2024

Một số ưu điểm của loa stereo màn hình tương tác MAXHUB:

  • Loa 2.1 mang đến âm thanh sống động, chân thực, âm bass hoàn hảo, chơi tốt từ những dòng nhạc sôi động cho đến sâu lắng, nhẹ nhàng.
  • Dải tần âm của loa rộng cho âm thanh trong và nét. Loa có công suất lớn, nhờ đó bạn có thể nghe nhạc tận hưởng âm thanh tuyệt vời trong các không gian phòng khách, phòng làm việc rộng.

Loa Bluetooth 2.1 là gì?

Khái niệm hệ thống âm thanh 2.1 Cũng tương tự như loa 2.0, hệ thống âm thanh 2.1 kênh cũng bao gồm 2 loa mỗi loa phụ trách một kênh tín hiệu âm thanh nhưng được tích hợp thêm 1 loa Subwoofer nhằm tách riêng tiếng bass, giúp loa thể hiện tiếng bass nổi hơn và hay hơn.

Loa vi tính 21 là gì?

Loa 2.1 là gì? Khái niệm loa 2.1. Tương tự như loa 2.0, hệ thống âm thanh 2.1 cũng bao gồm 2 loa vệ tinh nhưng được bổ sung 1 cục Sub. Tiếng bass sẽ được tách riêng ở cục SUB (mạch ampli của loa sẽ tự động tách âm trầm từ 2 kênh trái phải ra để đưa xuống loa này), giúp loa thể hiện tiếng bass được hay và nổi hơn.

Amply 21 là gì?

Hệ thống âm thanh 2.1 là một dàn âm thanh bao gồm 2 loa vệ tinh trái, phải tương tự như những mẫu loa 2.0 và có thêm một cục loa Sub chuyên xử lý những âm trầm hoặc siêu trầm. m bass sẽ được tách riêng ở loa Sub được đánh giá là hay và nổi bật hơn so với những mẫu loa 2.0 dùng loa vệ tinh để tái tạo âm bass.

Loa 2.1 gồm những gì?

Loa thanh 2.1 gồm 2 loa vệ tinh trái và phải, cùng với 1 loa Sub chuyên xử lý các âm trầm (âm bass) hoặc siêu trầm. Bên trong loa thanh 2.1 sẽ được tích hợp những loa nhỏ hỗ trợ phát ra những âm thanh chính. Loa Sub sẽ nhận nhiệm vụ phát riêng các âm bass, làm cho âm bass nổi hơn, giúp âm thanh hay và sống động hơn.