Mở vựa hải sản cần bao nhiêu tiền năm 2024

Với nhu cầu tiêu thụ hải sản rất lớn của thị trường hiện nay, việc kinh doanh hải sản đang là cơ hội hái ra tiền vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt khi xã hội càng phát triển, mức sống càng tăng cao thì con người sẽ càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy phải kinh doanh hải sản như thế nào để tạo ra sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng để mang lại lợi nhuận tối đa? Bắt đầu kinh doanh hải sản cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý dưới đây để lên chiến lược kinh doanh tốt nhất cho mình nhé!

Mở vựa hải sản cần bao nhiêu tiền năm 2024
Những điều cần biết khi kinh doanh hải sản

Mục lục

1. Lợi thế khi kinh doanh hải sản. Kinh doanh hải sản có lãi không?

Như chúng ta đều biết, hải sản là ngách thực phẩm rất phong phú và đa dạng bao gồm: hải sản tươi sống (tôm, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc, cá các loại,…) và hải sản đông lạnh. Mặt hàng thực phẩm này cũng được người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, chế biến được nhiều món ăn và cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ. Ngày càng nhiều người lựa chọn hải sản làm nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, so với các loại thịt hay cá thì hải sản có mức giá cao hơn và yêu cầu của khách hàng cũng cao hơn. Chính vì thế lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh mặt hàng này cũng không hề nhỏ.

Khi nhen nhóm ý định kinh doanh hải sản, việc của bạn là lựa chọn cho mình một hướng kinh doanh tốt để có thể cạnh tranh được trong thị trường này. Hãy dự phòng cho mình tất cả những rủi ro có thể gặp phải và tính toán hợp lý nhất trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.

2. Kinh doanh hải sản cần gì? Các bước để bắt đầu công việc kinh doanh

2.1. Tìm hiểu và khảo sát thị trường, lên chiến lược

Đầu tiên khi kinh doanh bất cứ sản phẩm gì đó là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Bạn cần tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của bạn có xu hướng chuộng những loại hải sản gì, giá tiền khoảng bao nhiêu, số lượng tiêu dùng bình quân như thế nào. Từ đó, bạn sẽ biết mình nên hướng vào những loại hải sản nào, ở mức giá ra sao và phân phối bằng cách thức gì.

Bước tiếp theo là khảo sát thị trường, bạn hãy quan sát xem những cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống và siêu thị họ bán những loại hải sản gì, tại sao họ lại tập trung vào những loại mặt hàng đó. Siêu thị hay những cửa hàng kinh doanh lâu năm họ rất có kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng, chính vì vậy dù giá có thể cao hơn ngoài thị trường nhưng vẫn thu hút được người tiêu dùng. Ở bước này bạn nên để ý kỹ về giá niêm yết tại các cửa hàng để chọn một khung giá cân bằng với thị trường.

2.2. Chuẩn bị vốn

Sau khi đã xác định được những loại hải sản nào bạn định nhập về, số lượng ra sao, ở tầm giá như thế nào, thì bạn cần cân đối số vốn để chuẩn bị. Chi phí luôn bao gồm chi phí cố định (nhập hàng, thiết bị, vận chuyển,…) và chi phí không cố định (những loại phí phát sinh). Bạn cần liệt kê và sắp xếp tất cả những chi phí đó, càng rõ ràng càng tốt để dự trù được chính xác.

Để kinh doanh mặt hàng hải sản thì bạn cần có trong tay ít nhất 80 triệu. Tùy vào mô hình kinh doanh mà bạn hướng, số tiền này có thể dao động trong khoảng 100 triệu đồng.

2.3. Lựa chọn nguồn cung cấp hải sản uy tín, chất lượng

Đối với một start-up, việc gây dựng niềm tin và sự uy tín về sản phẩm là điều quan trọng nhất. Đây cũng chính là bài toán giúp doanh nghiệp/cửa hàng giữ chân khách hàng và tiến thật xa trên chiến trường. Bởi vậy việc lựa chọn nguồn sản phẩm cần phải được thực hiện cẩn thận và kỹ càng.

Để có được giá rẻ và chất lượng đảm bảo, hãy lấy trực tiếp tại nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng. Thêm nữa, bạn có thể tới tận nơi lấy hàng hoặc làm hợp đồng với nhà xưởng để họ vận chuyển tới cho bạn, đảm bảo hải sản tươi mới, an toàn. Tránh lấy hải sản qua trung gian vừa không tươi ngon lại giá cả độn lên.

Bạn có thể tham khảo nguồn hải sản tại các vựa đánh bắt trực tiếp lớn như: Thái Bình, Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn (miền Bắc); Vũng Tàu, Ninh Chữ – Ninh Thuận, Nha Trang, Cà Mau (miền Nam).

2.4. Tìm hiểu cách vận chuyển và bảo quản

Đối với mặt hàng hải sản tươi sống: phải đảm bảo vận chuyển nhanh ngay sau khi đánh bắt, hải sản phải được chứa trong thùng nước biển có thổi, sục khí oxy.

Để bảo quản hải sản tươi sống bạn cũng phải chuẩn bị sẵn những bồn nước mặn lớn có sục thổi oxy. Bên cạnh đó, bạn cần trang bị tủ cấp đông, tủ lạnh để trữ hải sản khi không thể bán hết ngay, tồn hàng hoặc chưa kịp giao cho khách hàng.

Đối với mặt hàng đông lạnh: hải sản cấp đông phải tươi, vẫn còn đá lạnh giữ nhiệt. Hải sản tươi nhưng không còn sống thì có thể đóng vào thùng xốp chứa đá lạnh rồi đóng nắp và bọc lại bằng một lớp nilon bên ngoài tránh không khí lọt vào.

Bảo quản hải sản đông lạnh cũng cần trang bị nghiêm ngặt, môi trường vô khuẩn, hệ thống tủ đông dung tích lớn và làm lạnh chất lượng tốt để duy trì nhiệt độ lạnh sâu

2.5. Cách quản lý cửa hàng kinh doanh hải sản

Để quản lý cửa hàng kinh doanh hải sản của mình, bạn cần bao quát những vấn đề sau:

  • Thiết kế kệ trưng bày cửa hàng và các loại hải sản tươi sống đang có thật bắt mắt, sạch sẽ. Nên phân chia rõ các loại hải sản và giá cả rõ ràng để khách hàng có thể chọn lựa.
  • Phải luôn đảm bảo không gian cửa hàng sạch sẽ, an toàn vệ sinh, sáng sủa.
  • Giá cả phải được thống nhất rõ ràng, cập nhật bảng giá chính xác để khách hàng yên tâm mua hàng. Tránh đẩy giá quá cao so với thị trường vì bạn sẽ đứng trước rủi ro tồn hàng, ế khách.
  • Tất cả các sản phẩm khi trưng bày cần có nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, mã vạch, chứng nhận tiêu chuẩn rõ ràng trên bao bì.
  • Kiểm tra chất lượng của hải sản hàng ngày để nhanh chóng loại bỏ những con chết, hỏng, hay bệnh để tránh làm lây lan sang các con khác. Nếu hải sản chết khi nhà cung cấp vừa mang tới thì cần báo lại họ để đôi bên cùng giải quyết.
  • Quản lý vốn và thu chi hợp lý, tránh để tình trạng lạm thu hay lạm chi.

3. Kinh doanh hải sản cần bao nhiêu vốn?

Trước khi xác định mô hình kinh doanh mà bạn muốn triển khai thì bạn cần nắm thóp nguồn vốn tổng thể cho bài toán kinh doanh này để có thể tính toán kỹ lưỡng nhất. Những chi phí tối quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là:

  • Chi phí nhập hàng: Để duy trì được giá sỉ tốt nhất từ nguồn, bạn phải lấy đều đặn ít nhất 10kg mỗi sản phẩm và lấy liên lục. Cho nên để nhập hải sản về phân phối, tùy theo nhu cầu của bạn, vốn sẽ trung bình từ 200.000.000 – 400.000.000 VNĐ một tháng.
  • Phí vận chuyển: Tuỳ vào địa điểm cung cấp hải sản xa hay gần sẽ có giá vận chuyển khác nhau. Tuy nhiên để vận chuyển hải sản phải cần xe tải chuyên dụng dưới 1 tấn, giá thuê có thể khoảng 3.000.000 – 4.000.000 VNĐ/chuyến. Nếu bạn để cho bên nguồn cung cấp hàng giao vận thì mức giá sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.
  • Phí bảo quản: Đối với 1 cửa hàng hải sản, chuẩn bị hệ thống bể nuôi cũng cấp oxy, máy sục, tủ lạnh, tủ đông,… cố định để bảo quản hải sản cơ bản sẽ dao động khoảng 50.000.000 VNĐ.
  • Phí thuê mặt bằng: khoảng 10 – 30 triệu/tháng tuỳ vị trí trong hẻm hay mặt tiền rộng và hẹp.
  • Chi phí vận hành: bao gồm các chi phí để duy trì cửa hàng như điện, nước, nhân công,… sẽ vào khoảng 20 – 30 triệu/tháng.

4. Các mô hình kinh doanh hải sản

Hiện nay, các mô hình kinh doanh hải sản đang được đa dạng hoá và đều là những mô hình hốt bạc, thu lợi nhuận lớn. Tuỳ vào đam mê kinh doanh và thế mạnh kinh tế của bạn để lựa chọn các mô hình kinh doanh phù hợp sau:

– Kinh doanh quán ăn hải sản

– Kinh doanh hải sản nhập khẩu

– Kinh doanh quán nhậu hải sản bình dân, hải sản đường phố.

– Kinh doanh buôn bán hải sản

– Kinh doanh cửa hàng bán hải sản trực tiếp

– Kinh doanh hải sản online

5. Rủi ro khi kinh doanh hải sản

Bên cạnh những mặt tích cực của ngành, bạn cũng nên chuẩn bị và vạch ra những rủi ro, khó khăn khi kinh doanh hải sản mà bạn sẽ gặp phải. Ví dụ như:

  • Nguồn hải sản không đảm bảo chất lượng tràn lan trên thị trường: hải sản bị bơm nước, tiêm thuốc kích thích tăng trưởng, tiêm nước tăng trọng hay bị ngâm trong hoá chất để giúp bảo quản được lâu hơn,…
  • Bảo quản hải sản tươi sống không đúng cách khiến hải sản chết nhiều, bệnh tật.
  • Khách hàng quay lưng, không hài lòng về chất lượng hải sản.
  • Mặt hàng hải sản đông lạnh có thời hạn sử dụng nhất định, nếu để hàng tồn quá hạn sẽ bị mất chất dinh dưỡng và “biến chất”, không thể sử dụng được.
  • Vị trí kinh doanh không phù hợp, gây bất tiện cho khách hàng.
  • Khâu marketing online kém hiệu quả, không thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Chi phí điện nước, vận chuyển tăng vọt theo thị trường.
  • Phải cạnh tranh với các siêu thị, cửa hàng lớn.

Là một nhà kinh doanh thông thái, bạn cần lường trước phương án giải quyết cho các rủi ro trên để tạo được uy tín và hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Kinh doanh hải sản có nhiều cơ hội kiếm tiền nhưng cũng có những thách thức bạn cần làm quen và đối mặt. Để hạn chế được rủi ro trước quyết định kinh doanh thì bạn cần đầu tư thời gian, công sức để học hỏi kinh nghiệm, chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng khâu bắt đầu. Đặc biệt quan trọng là khâu tìm nguồn hàng đảm bảo và bảo quản, duy trì cửa hàng.

Mở vựa hải sản cần bao nhiêu tiền năm 2024
Vựa hải sản miền Bắc – VieSea Food

Bạn có thể tham khảo nguồn cung cấp hải sản tươi sống, đông lạnh uy tín miền Bắc – VieSea Food. Với phương châm “Chỉ đồ tươi ngon chúng tôi mới bán”, VieSea Food là vựa hải sản chính gốc từ đầm Thái Bình và các vùng biển lớn; bán buôn hải sản số lượng lớn giá tốt cho các nhà hàng, siêu thị, đại lý,…