Luật đấu thầu biên bản đánh giá kỹ thuật thuốc năm 2024

Xin chào, được biết Bộ y tế vừa ban hành văn bản về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập. Anh chị cho tôi hỏi việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 15/2019/TT-BYT (có hiệu lực ngày 01/10/2019) thì đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau đây:

1. Tùy theo tính chất, quy mô của gói thầu và hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, Thủ trưởng cơ sở y tế lựa chọn phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất quy định tại Điều 39 và Điều 41 Luật đấu thầu cho phù hợp. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo từng phần trong mỗi gói thầu đối với gói thầu gồm nhiều phần trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu và quy định của Bộ Y tế về lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Đối với việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, thực hiện theo tổng các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.

3. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thực hiện theo mẫu hồ sơ mời thầu quy định tại Phụ lục 7 hoặc Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm thực hiện ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 3, 5 và Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP .

4. Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: tùy thuộc vào phương thức lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

  1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: thực hiện theo quy định từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ;
  1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: thực hiện theo quy định từ Điều 27 đến Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP .

5. Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày; hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày; đối với gói thầu quy mô nhỏ, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa 25 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu bằng tổng thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (được tính từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật) cộng thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính (được tính từ ngày mở hồ sơ đề xuất về tài chính đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu). Trường hợp cần thiết, thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ cung cấp thuốc cho cơ sở y tế.

(BĐT) - Pháp luật về đấu thầu đã quy định về phương pháp giá đánh giá, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá…, nhưng cho đến nay, nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu trong ngành y tế chưa đưa ra được tiêu chí đánh giá kỹ thuật phù hợp với hàng hóa cần mua sắm, nên đa phần vẫn chọn phương pháp giá thấp nhất, dẫn đến nhiều hệ lụy cho hoạt động khám chữa bệnh.

Luật đấu thầu biên bản đánh giá kỹ thuật thuốc năm 2024
Các cơ sở y tế mong sớm có khung pháp lý để mua sắm được thuốc, thiết bị y tế chất lượng với giá hợp lý theo đúng quy định của pháp luật. Ảnh: Lê Tiên

Làm thế nào để cân bằng giữa tiêu chí giá và chất lượng trong mua sắm hàng hóa lĩnh vực y tế là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể, trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023.

Góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu tại Hội thảo ngày 1/11 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thu Hằng, Trưởng bộ phận Quan hệ Chính phủ và chính sách công của Công ty TNHH Johnson & Johnson Việt Nam cho rằng, các gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế (TBYT) có tính chất đặc thù và có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, nên ưu tiên chọn lựa theo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật cao. Muốn lựa chọn được hàng hóa tốt, cần có sự cân bằng giữa yêu cầu về giá và chất lượng.

Theo bà Hằng, thiết bị y tế đang được coi là hàng hóa thông thường, tỷ trọng điểm kỹ thuật thấp, khiến các cơ sở y tế khó mua được hàng hóa có tính chất kỹ thuật cao, đáp ứng tốt hơn cho các nhu cầu điều trị. Do đó, đại diện Johnson & Johnson kiến nghị nâng tỷ trọng điểm kỹ thuật lên so với quy định hiện hành đối với gói thầu mua TBYT, hóa chất, vật tư xét nghiệm, chẳng hạn: tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 30% trở lên và không vượt quá 50%, tỷ trọng điểm về giá (T) lớn hơn 50% và tối đa là 70%.

Về thuốc, bà Trần Thị Thư, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dược Việt Nam cho rằng, thuốc có yêu cầu kỹ thuật rất cao, nên tỷ trọng giữa hệ số K và hệ số T ở mức 40% - 60% là phù hợp. Do tính đặc thù của lĩnh vực y tế, bà Thư đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì hướng dẫn trong phạm vi quản lý chuyên ngành. Cũng theo bà Thư, Hiệp hội luôn theo dõi và bám sát các phiên bản Dự thảo Nghị định từ những ngày đầu cho đến nay và hầu hết góp ý đã được Ban soạn thảo tiếp thu.

Góp ý cho Dự thảo Nghị định, bác sỹ Nguyễn Thị Lương Phong, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam nêu Điều 36, khoản 2 đã có quy định: “Đối với gói thầu mua thuốc: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 30% đến 40%, tỷ trọng điểm về giá (T) từ 60% đến 70%”. Như vậy, tỷ trọng điểm kỹ thuật đã được tăng từ 20%-30% lên 30%-40% so với các bản dự thảo trước, nhưng thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người nên yêu cầu chất lượng kỹ thuật có tỷ trọng cao hơn. Theo đó, bác sỹ Phong đề xuất: “Đối với gói thầu mua thuốc: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 40% đến 60%, tỷ trọng điểm về giá (T) từ 40% đến 60%”.

Cũng theo bác sỹ Phong, tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong trường hợp đặc biệt nhằm đảm bảo tiếp cận thuốc của người bệnh, cơ chế mua sắm thỏa thuận đặc biệt với nhà sản xuất/nhà thầu sẽ được áp dụng, các thỏa thuận có thể dựa trên các yếu tố giá - sản lượng, giới hạn số lượng bệnh nhân, giới hạn mức ngân sách cố định, chi trả dựa trên hiệu quả điều trị. Đây cũng là những phương án đáng tham khảo cho Việt Nam.

Luật đấu thầu biên bản đánh giá kỹ thuật thuốc năm 2024

Nhiều chủ đầu tư chọn phương pháp giá thấp nhất khi đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế dẫn tới hiệu quả mua sắm không cao. Ảnh: Lê Tiên

Trước những đề xuất về tỷ trọng điểm kỹ thuật và giá, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Dự thảo Nghị định có quy định cho phép trường hợp cần ưu tiên về yếu tố kỹ thuật so với yếu tố về giá, chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và tỷ trọng điểm về giá (T), nhưng đảm bảo tỷ trọng điểm về kỹ thuật không vượt quá 50%.

Để giúp các chủ đầu tư có đủ cơ sở để chấm điểm kỹ thuật, bà Nguyễn Chi Linh, Phó trưởng phòng Chính sách thuộc Cục Quản lý đấu thầu chia sẻ, Dự thảo Nghị định quy định nguyên tắc về công khai đánh giá chất lượng hàng hóa đã qua sử dụng, uy tín nhà thầu khi tham dự và thực hiện hợp đồng, còn tiêu chí đánh giá cụ thể sẽ được hướng dẫn tại thông tư.

Theo đó, nếu nhà thầu từ chối thương thảo, ký kết hợp đồng, từ chối thực hiện hợp đồng, hoặc không cung cấp hàng hóa đúng cam kết… thì đều bị Hội đồng khoa học của cơ sở y tế cập nhật đánh giá, xếp loại. Tất cả thông tin này được sử dụng để đánh giá về tính hợp lệ, năng lực kinh nghiệm và kỹ thuật của nhà thầu tham dự, nhẹ thì có thể bị trừ điểm, nặng thì có thể khóa tài khoản chứng thư số, không được tham dự thầu…

Lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu cho biết, không chỉ với nhà thầu, nhà sản xuất cung ứng hàng hóa trúng thầu cũng sẽ được đánh giá để ràng buộc trách nhiệm trong quá trình đấu thầu và cung ứng hàng hóa. Thực tế thời gian qua, có tình trạng nhà sản xuất chỉ cấp giấy phép bán hàng/giấy ủy quyền cho 1 nhà thầu, gây hạn chế cạnh tranh. Do vậy, cần có đánh giá uy tín đối với nhà sản xuất để bảo đảm hiệu quả hoạt động mua sắm của Chính phủ.

Chia sẻ với Báo Đấu thầu, Luật sư Nguyễn Hồng Chung khuyến nghị, mỗi ngành cần phải ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tính chất đặc thù của từng ngành. Đối với ngành y tế, cần quy định rõ điều kiện để áp dụng phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phù hợp, tránh tình trạng các chủ đầu tư chọn phương pháp giá thấp nhất cho an toàn với mình, nhưng hiệu quả mua sắm không cao. Cùng với đó, quy trình đánh giá phải được công khai, minh bạch để giúp các bên nắm thông tin và có cơ hội phản biện, giải thích kịp thời.