Kinh tế chính trị là làm gì

Học ngành Kinh tế chính trị ra làm gì? Dưới đây là một số thông tin về mức lương, cơ hội việc làm ngành Kinh tế chính trị mà Zunia đã tổng hợp, cùng tham khảo và định hướng nghề nghiệp tương lai cho mình nhé!

Kinh tế chính trị là làm gì

Ngành Kinh tế chính trị với mục tiêu nhằm đào tạo cử nhân Kinh tế chính trị có năng lực tham mưu tư vấn cho các cấp lãnh đạo, quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động kinh tế; có khả năng độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế - xã hội.

1. Mức lương của ngành Kinh tế chính trị

Theo thống kê từ VietnamWorks, mức lương trung bình của ngành Kinh tế chính trị tại Việt Nam khoảng từ 7 triệu - 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý và quy mô công ty. Cụ thể:

Mức lương trung bình theo kinh nghiệm:

- Sinh viên mới ra trường: từ 7-10 triệu đồng/tháng

- Nhân viên có từ 2-3 năm kinh nghiệm: từ 10-15 triệu đồng/tháng

- Nhân viên có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên: từ 15-20 triệu đồng/tháng

Mức lương trung bình theo vị trí công việc:

- Nhân viên kinh doanh: từ 5-10 triệu đồng/tháng

- Chuyên viên phân tích thị trường: từ 8-15 triệu đồng/tháng

- Quản lý, Giám đốc bộ phận: từ 20-30 triệu đồng/tháng

2. Học ngành Kinh tế chính trị ra trường làm gì?

Ngành Kinh tế chính trị được dự báo ra ngành học phát triển trong tương lai nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ngành học này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể tham gia một số Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học uy tín tổ chức.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Kinh tế chính trị

Một khẳng định chắc nịch rằng các bạn sinh viên Kinh tế chính trị ra trường không bao giờ lo thất nghiệp nhé. Bởi với những kiến thức và nghiệp vụ được học bạn có thể tự khởi nghiệp, làm chủ một doanh nghiệp, hoặc tham gia công tác tại nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Cụ thể:

- Báo cáo viên, tuyên truyền viên

- Chuyên viên tư vấn, tham mưu kinh tế

- Chuyên viên hoạch định chính sách phát triển

- Biên tập viên, bình luận viên, phóng viên

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Kinh tế chính trị

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế chính trị

Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Kinh tế chính trị hiện nay rất đa dạng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc khác nhau tại các cơ quan, tổ chức sau đây:

- Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo

- Làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

- Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh tế

- Làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể trung ương

- Giảng viên trong các trường Đại học - Cao đẳng, trường Chính trị.

3. Ngành Kinh tế chính trị phù hợp với những ai?

Bạn có phù hợp với ngành Kinh tế chính trị? Dưới đây là một số yếu tố nhận biết bạn có phù hợp với ngành này hay không, cùng tham khảo và phát triển bản thân nhé:

- Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc hiến pháp và pháp luật

- Có ý thức phục vụ cộng đồng

- Cần, kiệm, liêm, chính

- Tinh tế và nhạy bén về chính trị

- Tư duy độc lập, sáng tạo

- Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề

- Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi

- Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc

- Tự tin, năng động, giao tiếp, đàm phán thuyết phục tốt

Mong rằng, với những thông tin được Zunia tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Kinh tế chính trị cho tương lai.

Review ngành Kinh tế chính trị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Bỏ túi kinh nghiệm “làm giàu” cho các bạn trẻ

Có thể bạn chưa biết nhưng Học viện Báo chí và Tuyên truyền có đào tạo các ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế đó nhé. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến các bạn một trong những ngành thu hút nhiều thí sinh ứng tuyển nhất mùa tuyển sinh năm nay, chính là ngành Kinh tế chính trị. Vậy học kinh tế ở trường Báo chí khác gì với các trường đại học khác?

Kinh tế chính trị là làm gì

Học Kinh tế chính trị có “làm giàu” được không?

Mục lục

1. Giới thiệu ngành Kinh tế chính trị

Ngành Kinh tế chính trị thuộc khoa Kinh tế Chính trị là một trong những ngành được đào tạo lâu năm nhất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Vì lẽ đó, AJC cũng chính là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ khi muốn theo đuổi đam mê trong lĩnh vực kinh tế.

Mục tiêu chương trình học của ngành Kinh tế chính trị là đào tạo ra các cử nhân và thạc sĩ ngành kinh tế chính trị có năng lực tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo cũng như thực hiện công tác tham mưu, tư vấn xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý hoạt động kinh tế,…

Đây là ngành dành cho các bạn đam mê kinh tế và muốn tìm hiểu sâu về chính trị. Bởi kinh tế xã hội và chính trị luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi đào sâu vào từng khí cạnh người học sẽ tìm được những quy luật để áp dụng được vào từng thời kỳ giúp nền kinh tế phát triển vượt bậc.

2. Chương trình đào tạo

Một điều nhiều bạn thắc mắc khi tìm hiểu về chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung và ngành Kinh tế chính trị nói riêng là có phải học môn Toán hay không? Câu trả lời cho các bạn là không nhé nhưng trong rất nhiều học phần liên quan đến tính toán. Do đó, giỏi toán cũng là lợi thế giúp các bạn đạt được thành tích học tập tốt hơn.

Về chương trình đào tạo của ngành Kinh tế chính trị thì các bạn sẽ có thời gian học là 4 năm với hệ đào tạo chính quy văn bằng 1 và 2 năm cho văn bằng 2. Bên cạnh đó, ngành này cũng tuyển sinh hệ Cao học 2 năm dành cho các bạn có nhu cầu nâng cao trình độ học vấn của mình để có nhiều cơ hội học tập và làm việc tốt hơn trong tương lai.

Hệ thống các môn học bao gồm khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành. Một số môn học đặc thù liên quan đến ngành Kinh tế chính trị có thể kể đến như Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Kinh tế tài nguyên và môi trường, Truyền thông kinh tế, Luật kinh tế, Kinh tế công cộng, Quan hệ kinh tế quốc tế, Kinh tế báo chí, Tác phẩm kinh điển về Kinh tế chính trị Tư bản chủ nghĩa, Tác phẩm kinh điển về Kinh tế chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Kinh tế chính trị thời kỳ quá độ ở VN,…

Kinh tế chính trị là làm gì

Đội ngũ giảng viên Khoa Kinh tế chính trị – AJC

Chất lượng đào tạo chỉ có thể nói là tuyệt vời, đội ngũ giảng viên “xịn sò” đều có học vị thạc sĩ trở lên. Chương trình giảng dạy tiên tiến, hiện đại và có thừa hưởng, tham khảo từ các trường đại học trong và ngoài nước.

Sinh viên theo học ngành Kinh tế chính trị sẽ được học theo phương pháp lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Nghĩa là các bạn sẽ được thực hành những kiến thức đã học trên giảng đường vào các bài toán kinh tế thực tế phát sinh bên ngoài xã hội, cũng như được tham gia kiến tập, thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp để trau dồi nghiệp vụ.

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế chính trị

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế chính trị

Một khẳng định chắc nịch rằng các bạn sinh viên ra trường không bao giờ thất nghiệp nhé. Bởi với những kiến thức và nghiệp vụ được học tại AJC thì bạn có thể tự khởi nghiệp, làm chủ một doanh nghiệp. Hay tham gia công tác tại nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Hoặc nếu bạn là người yêu thích công tác liên quan đến nghiệp vụ sư phạm thì có thể tham gia vào đội ngũ giảng viên dạy ngành Kinh tế chính trị tại các trường, học viện, cơ sở đào tạo chuyên môn trên toàn quốc. Cũng như trở thành các cán bộ tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.

Theo đánh giá chung thì các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế chính trị của AJC luôn được đánh giá cao về năng lực cũng như sự ham học hỏi và cầu tiến. Nhờ vậy, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay là rất cao.

5. Gương mặt sinh viên tiêu biểu

Theo những tổng hợp mới nhất thì đến nay nhiều sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đã trở thành cán bộ chủ chốt, đảm nhiệm những cương vị quan trọng ở các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và các trường Chính trị trên cả nước.

Kinh tế chính trị là làm gì

Những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu thành công của ngành Kinh tế chính trị

Một số gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của ngành Kinh tế chính trị đáng được nhắc đến như:

+ Ông Dương Văn Thạnh cựu sinh viên lớp KTCT9, hiện đang giữ chức Phó giám đốc Trường Chính trị Bạc Liêu.

+ Ông Nguyễn Anh Đức cựu sinh viên lớp KTCT 20B, hiện đang giữ chức Phó bí thư đảng ủy, Tổng giám đốc của liên hiệp HTX thương mại Tp HCM (Saigon Co.op).

+ Ông Nguyễn Quang Châu cựu sinh viên KTCT 34, hiện là giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận.

Trên đây là bài review khá chi tiết về ngành Kinh tế chính trị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành và đưa ra được quyết định chọn ngành, chọn trường phù hợp với bản thân. Chúc các bạn luôn may mắn và thành công trong cuộc sống!

Ngành Kinh tế chính trị sau này làm gì?

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Kinh tế chính trị có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế; các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài; làm giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành ...

Môn kinh tế chính trị là gì?

Như vậy, có thể rút ra: Kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.

Kinh tế chính trị Mác Lênin học để làm gì?

Kinh tế chính trị là một trong ba bộ phận cấu thành của lý luận Mác - Lênin, là khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng; nghiên cứu quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải ...

Ngành Kinh tế chính trị quốc tế là gì?

Kinh tế chính trị quốc tế (tiếng Anh: International Political Economy - IPE) là môn học thuộc ngành khoa học chính trị, nghiên cứu về sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế và chính trị trong quan hệ quốc tế.