Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

Đã bao giờ bạn nghe đến máy đo độ dày sơn khô chưa? Có bao giờ bạn từng thắc mắc tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến độ dày của sơn khô hoặc độ dày lớp phủ của các phương tiện xe cộ, máy móc, bàn ghế,… không?

Tất nhiên, sản phẩm nào được sáng chế ra trên đời cũng đều có tác dụng riêng của nó, và máy đo độ dày sơn khô cũng không phải là một ngoại lệ. Qua bài viết dưới đây, Metrotech xin hân hạnh cung cấp cho quý khách hàng tất cả những giải đáp cơ bản, thiết thực nhất về máy đo độ dày sơn khô như lý do tại sao chúng ta phải cần đến thiết bị này, nguyên lý hoạt động của nó, các phương pháp đo độ dày sơn khô và cách sử dụng sản phẩm….

Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp ngay lập tức, chúng tôi hi vọng quý khách hàng có thể trang bị được thêm cho mình những kiến thức bổ ích nhất để phục vụ cho những nhu cầu muốn đặt mua máy đo độ dày sơn khô về sau!

TẠI SAO PHẢI ĐO ĐỘ DÀY SƠN KHÔ

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024
Tại sao phải đo độ dày sơn khô

Để giải đáp thắc mắc đầu tiên cho người đọc, chúng tôi xin liệt kê một vài lý do vì sao chúng ta lại phải đo độ dày sơn khô sau đây:

  • Thứ nhất: Xét đến công dụng và chức năng của lớp sơn khô (hay còn được gọi là lớp sơn phủ bề mặt):
    • Tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, đây là chức năng phụ của lớp sơn khô
    • Lớp sơn phủ bề mặt được dùng để bảo vệ độ bền cho lớp vỏ của các sản phẩm (điển hình như các phương tiện giao thông, các loại máy móc,…) nhằm duy trì chất lượng, tuổi thọ và tăng độ bền cho từng sản phẩm
    • Lớp sơn khô có khả năng chống gỉ sét, chống ô xi hóa đồng thời ngăn ngừa khả năng sản phẩm bị hỏng hóc và nứt vỡ
  • Thứ hai: Xét đến những tác hại không mong muốn khi lớp sơn phủ không được đảm bảo về chất lượng, hoặc độ dày của lớp sơn quá mỏng:
    • Làm cho độ bền sản phẩm bị suy giảm đáng kể
    • Không đáp ứng được chức năng chính của nó là bảo vệ lớp bề mặt của sản phẩm, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của sản phẩm đó.

Một ví dụ cụ thể về độ dày của lớp sơn khô xe ô tô để hiểu rõ hơn: Khi độ dày của lớp sơn phủ ô tô phù hợp và đảm bảo chất lượng thì nó sẽ đem đến những lợi ích như sau:

  • Duy trì được độ bền cho xe
  • Chống va đập, trầy xước
  • Tăng tính thẩm mỹ cho lớp vỏ xe của ô tô

Ngược lại, khi độ dày của lớp sơn phủ quá mỏng thì có thể dẫn đến việc lớp vỏ xe ô tô nhanh bị bong tróc, oxi hóa và gỉ sét, vừa giảm tính mỹ quan vừa khiến xe nhanh xuống cấp.

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

MÁY ĐO ĐỘ DÀY SƠN KHÔ LÀ GÌ?

Lớp sơn khô là gì?

Trước khi tìm hiểu về máy đo độ dày sơn khô, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem lớp sơn khô là gì.

Lớp sơn khô (hay còn được gọi là lớp sơn phủ, lớp sơn bề mặt, lớp mạ sơn, vecni,…) được hiểu là lớp phủ trên bề mặt của các thiết bị như:

  • Đồ gỗ
  • Máy móc
  • Động cơ các phương tiện
  • Các sản phẩm công nghiệp,…

Trên thực tế, độ dày lớp sơn khô được hiểu đơn giản là chiều dày của lớp bề mặt trên từng loại, dòng sản phẩm khác nhau. Mỗi một sản phẩm khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về độ dày của lớp phủ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ tốt cho bề mặt sản phẩm cũng như chống được đặc tính ăn mòn, chống gỉ sắt, chống nứt vỡ,… (các trạng thái xấu bị ảnh hưởng từ môi trường).

Máy đo độ dày sơn khô là gì?

Máy đo độ dày sơn khô hay thiết bị đo độ dày màng sơn, máy đo độ dày màng sơn, được hiểu là toàn bộ các thiết bị có chức năng đo độ dày lớp phủ bề mặt hoặc xác định độ dày của lớp màng khô bên ngoài các sản phẩm, thiết bị như: đồ gỗ, máy móc, động cơ, sản phẩm công nghiệp,… Vì độ dày của lớp bề mặt đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng, độ bền, tính thẩm mỹ cũng như mức giá thành cho từng thiết bị, chính vì vậy nên sự ra đời của máy đo độ dày sơn khô là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay, các loại máy đo độ dày lớp phủ đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp như:

  • Sản xuất nồi hơi
  • Sản xuất ô tô
  • Ngành sơn (sản xuất sơn phủ)…

Hầu hết các dòng thiết bị đo độ dày sơn khô đều được yêu cầu về độ bền và đạt các tiêu chuẩn về đo lường quốc tế.

Xem thêm:

Máy đo độ dày kim loại

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐO ĐỘ DÀY SƠN KHÔ

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày sơn khô

Nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày sơn khô là cảm ứng điện tử và dòng điện xoáy. Cụ thể như sau:

  • Khi đặt đầu dò của máy đo tiếp xúc với bề mặt lớp phủ sản phẩm được đo sẽ xuất hiện nguồn cảm ứng từ (hoặc dòng điện xoáy)
  • Từ trường sẽ xuất hiện ở giữa hai lớp phủ và lớp bề mặt vật liệu, từ đó gây ra hiện tượng biến thiên cho đầu dò
  • Sau đó máy đo độ dày sẽ tự động thu nhận và tính toán độ dày của bề mặt sản phẩm được chọn để thử nghiệm

Cảm ứng điện tử và dòng điện xoáy được coi là phương pháp đo độ dày lớp sơn khô, lớp phủ phổ biến nhất ngày nay.

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ DÀY SƠN KHÔ

Trước khi học cách sử dụng máy đo độ dày sơn khô thì chúng ta cần phải tìm hiểu về các phương pháp đo độ dày sơn khô nhằm áp dụng, lựa chọn các phương pháp đo sao cho phù hợp với từng dòng sản phẩm, thiết bị.

Một tình huống có thể được đặt ra như sau: Nếu bạn đang cố lấy số đo độ dày cho bề mặt của một sản phẩm cụ thể, tuy nhiên máy đo độ dày sơn khô bạn đang sử dụng không có loại đầu dò chính xác hoặc thiết lập của đầu dò không chính xác. Và điều này dẫn đến việc các kết quả đo trả về không giống nhau, làm bạn phân vân.

Chính vì vậy, chúng ta có các phương pháp đo độ dày sơn khô khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với người đọc ba phương pháp đo độ dày siêu âm khác nhau hay được áp dụng hiện nay.

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024
Các phương pháp đo độ dày sơn khô

Phương pháp đo độ dày âm thanh vọng đơn (Echo đơn)

Phương pháp đo độ dày âm thanh vọng đơn (Echo đơn) được nhận định là phương pháp đơn giản nhất. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp này để đo độ dày lớp phủ bề mặt của các kim loại. Nguyên nhân là bởi vì nó không thể xuyên qua lớp phủ kim loại để đo chính xác, chẳng hạn như sơn.

Song, điều này cũng chứng tỏ rằng người dùng có thể áp dụng phương pháp này để đánh giá chính xác độ dày của kim loại hoặc vật liệu kỹ thuật không được phủ bởi bất kỳ loại nào. Và trong trường hợp người dùng đo lớp phủ và kim loại thì máy đo độ dày sơn khô sẽ cho phép chúng ta đọc cả hai độ dày kết hợp. Loại phương pháp đo độ dày bằng âm thanh vọng đơn được áp dụng bằng cách sử dụng đầu dò tinh thể kép.

Phương pháp đo độ dày bằng âm thanh kép (Echo kép)

Cũng giống với phương pháp đo độ dày bằng âm thanh vọng đơn, phương pháp đo độ dày siêu âm bằng âm thanh kép (Echo kép) hoạt động bằng cách sử dụng đầu dò tinh thể kép.

Tuy nhiên, không giống như phương pháp Echo đơn lẻ, phương pháp Echo kép cho phép bỏ qua các lớp phủ có độ sâu tối đa là 1milimet. Đây là điều kiện lý tưởng để kiểm tra lớp sơn, xi mạ, lớp phủ trên bề mặt vật liệu mà không hề phá hủy sản phẩm, thiết bị cần kiểm tra.

Phương pháp đo độ dày bằng âm thanh kép hoạt động bằng cách:

  • Sử dụng hai tín hiệu dội lại liên tiếp khiến cho máy đo độ dày sơn khô khéo léo phân biệt giữa lớp sơn phủ và vật liệu sản phẩm
  • Sau đó loại bỏ lớp phủ khỏi phép đo

Phương pháp đo độ dày nhiều xung âm Echo (tiếng dội)

Phương pháp đo độ dày nhiều xung âm Echo (tiếng dội) được mệnh danh là biến thể được sử dụng rộng rãi nhất trong các dòng máy đo độ dày sơn khô siêu âm.

Phương pháp tiếng dội được trang bị đầu tiên trên các dòng máy của thương hiệu Huatec và thương hiệu Elcometer. Echo tiếng dội hoạt động bằng cách sử dụng thật nhiều xung âm thanh (do đó là tên) để bỏ qua lớp phủ có độ dày lên tới 20 milimet.

Tuy nhiên, khác với hai phương pháp trên, phương pháp tiếng dội đặc biệt này sử dụng các đầu dò tinh thể đơn.

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

CÁC BƯỚC SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ DÀY SƠN KHÔ

Trước khi tiến hành sử dụng thiết bị, người tiêu dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy đo của nhà cung cấp trước khi sử dụng
  • Đầu dò có tần số càng cao thì càng thích hợp với việc đo nhanh và đo liên tục
  • Ngược lại, đầu dò có tần số thấp thì chỉ thích hợp với việc đo chậm

Sau đây là quy trình lần lượt để sử dụng máy đo độ dày sơn khô một cách có hiệu quả:

  1. Gắn đầu dò thích hợp vào máy đo. Chú ý: người dùng có thể dùng bộ chuyển đổi đầu dò
  2. Vào mục menu để chọn đầu dò thích hợp (trong trường hợp máy không tự nhận)
  3. Tiến hành bật nút nguồn, sau đó màn hình sẽ sáng lên và hiển thị số 0
  4. Đưa đầu dò vào vật liệu cần đo rồi nhấn nút để máy tiến hành đo lường
  5. Đọc kết quả trên màn hình sau khi máy đo xong

Lưu ý: Tắt nguồn thiết bị, tháo pin và cất nơi khô ráo nếu không sử dụng để bảo quản tuổi thọ cho sản phẩm

MỘT SỐ HÃNG MÁY ĐO ĐỘ DÀY SƠN KHÔ PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Máy đo độ dày sơn khô Elcometer

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024
Máy đo độ dày sơn khô Elcometer

Máy đo độ dày sơn khô Elcometer là dòng máy đo đến từ thương hiệu của Anh với lịch sử phát triển gần 70 năm. Thương hiệu Elcometer được biết đến là thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất các dòng thiết bị, máy móc kiểm tra cho các ngành như sơn, bê tông, kim loại…

Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều những dòng sản phẩm nổi bật của hãng Elcometer được bày bán và tiêu thụ rộng rãi như: máy đo độ dày, máy đo độ rung, máy đo màu,… Trong đó, dòng sản phẩm máy đo độ dày sơn khô cũng là một trong số những thiết bị nằm trong danh sách các sản phẩm đo lường chính xác chất lượng cao.

Máy đo độ dày lớp phủ Elcometer sở hữu những ưu điểm sau:

  • Thiết kế nhỏ gọn, có thể cầm tay, dễ dàng sử dụng linh hoạt trong mọi lĩnh vực
  • Máy đo Elcometer hoạt động bằng nguyên lý công nghệ đo cảm biến hiện đại cho phép người dùng có thể thoải mái đo trên các loại vật liệu từ tính hoăc phi từ tính như: sắt, thép, đồng, thau, nhôm, gỗ, gốm sứ,…
  • Độ chính xác của kết quả đo lên tới: ±1-3% hoặc ±2.5μm (±0.1mil)
  • Thiết bị sở hữu dài đo rộng, đo được trên nhiều vị trí khác nhau
  • Là dòng sản phẩm đa tính năng, được trang bị đầy đủ các tính năng phụ như: tự động hiệu chuẩn, chức năng cảnh báo khi máy sắp hết pin,…

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

Máy đo độ dày sơn khô Phase II

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024
Máy đo độ dày sơn khô Phase II

Phase II – thương hiệu sản xuất của Mỹ chuyên về các loại thiết bị đo độ dày vật liệu, máy đo độ rung,… sẽ là hãng sản xuất bạn không thể không nhắc tới khi nói đến các dòng máy đo độ dày sơn khô. Phase II luôn tự hào khi sở hữu trong mình công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tới với các phương pháp đo cảm biến nhằm đảm bảo mức độ chính xác của kết quả đo cho từng loại vật liệu.

Máy đo độ dày Phase II được thiết kế với những tính năng tiện ích sau:

  • Cho phép người dùng đo độ dày lớp sơn khô nhanh chóng, chính xác, không tốn nhiều thời gian, và đặc biệt là không cần phải phá hủy lớp bề mặt của vật cần đo
  • Sở hữu thiết kế hiện đại, trọng lượng nhỏ chỉ với các bộ phận chính là thân máy và đầu dò kim loại, tối giản hết mức có thể, dễ dàng sử dụng
  • Được trang bị khả năng hoạt động bền bỉ
  • Độ chính xác lên tới: ± 3% + 2 µm hoặc ± 3% + 0.1 mil
  • Kết quả đo sẽ được hiển thị trên màn hình cao cấp, thông số đo sắc nét, dễ đọc
  • Đảm bảo mức giá đa dạng, phù hợp với điều kiện tài chính cho từng khách hàng

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

Máy đo độ dày sơn khô Total Meter

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024
Máy đo độ dày sơn khô Total Meter

Total Meter là một trong những thương hiệu hàng đầu của Việt Nam, chuyên về các thiết bị đo độ dày, máy đo độ bóng, máy đo độ dày kim loại,… Trong đó, máy đo độ dày sơn khô Total Meter luôn nằm trong danh sách các thiết bị đo bán chạy nhất trên thị trường hiện nay.

Các sản phẩm thiết bị đo độ dày Total Meter đều được trang bị những tính năng tiện ích sau:

  • Thiết kế cực kỳ nhỏ gọn
  • Trọng lượng máy nhẹ, cho phép sử dụng trong thời gian dài
  • Máy hoạt động dựa trên công nghệ cảm biến với đầu dò kim loại để đo chính xác được độ dày cho từng loại vật liệu khác nhau
  • Cho phép khách hàng không cần phá hủy lớp vật liệu của vật cần đo, từ đó tiết kiệm được chi phí và tiến hành quá trình đo thuận lợi hơn

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

Máy đo độ dày sơn khô Huatec

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024
Máy đo độ dày sơn khô Huatec

Một khi đã nhắc đến các dòng thiết bị đo độ dày thì chúng ta không nên bỏ qua thương hiệu Huatec – thương hiệu sản xuất hàng đầu tại Trung Quốc. Huatec là hãng sản xuất chuyên cung cấp các loại máy đo độ dày kim loại, máy đo độ dày bề mặt với chất lượng cao và đảm bảo khả năng vận hành bền bỉ cho người sử dụng.

Máy đo độ dày Huatec sở hữu những ưu điểm sau:

  • Thiết kế nhỏ gọn
  • Trọng lượng máy nhẹ, cho phép người dùng có thể sử dụng sản phẩm để đo trên mọi vật liệu với nhiều góc độ khác nhau
  • Các kết quả đo đảm bảo độ chính xác cao
  • Sở hữu dải đo rộng hỗ trợ người dùng có thể đo trên nhiều vật liệu như: kim loại, thép, gỗ, nhựa,…

TOP SẢN PHẨM BÁN CHẠY

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

Hết hàng

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

Hết hàng

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

Hết hàng

Hướng dẫn sử dụng máy đo chiều dày màng sơn năm 2024

Hết hàng

METROTECH – ĐƠN VỊ CHUYÊN CUNG CẤP MÁY ĐO ĐỘ DÀY SƠN KHÔ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN

Nhìn chung, máy đo độ dày sơn khô được hiểu là toàn bộ các thiết bị có chức năng đo độ dày lớp phủ bề mặt hoặc xác định độ dày của lớp màng khô bên ngoài các sản phẩm, thiết bị như: đồ gỗ, máy móc, động cơ, sản phẩm công nghiệp,… Vì độ dày của lớp bề mặt đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng, độ bền, tính thẩm mỹ cũng như mức giá thành cho từng thiết bị, chính vì vậy nên sự ra đời của máy đo độ dày sơn khô là điều vô cùng cần thiết.

Sau bài viết trên, Metrotech hi vọng quý khách hàng đã phần nào trang bị thêm cho mình những thông tin, kiến thức cần thiết về sản phẩm máy đo độ dày sơn khô, đồng thời nếu khách hàng còn có nhu cầu muốn đặt mua máy đo độ dày sơn khô đảm bảo an toàn, uy tín, chất lượng và giá thành hợp lý trên thị trường, hãy đừng ngần ngại mà tìm đến chúng tôi!

METROTECH – Đại lý cung cấp máy móc thiết bị uy tín của Việt Nam, sau nhiều năm cố gắng xây dựng và phát triển thương hiệu, chúng tôi luôn hân hạnh chào đón quý khách hàng cùng lời những cam kết sau:

  • Phương châm luôn được nêu cao của công ty: “Chất lượng là sự bảo đảm tốt nhất lòng trung thành của khách hàng”
  • Giá cả sản phẩm máy đo độ dày sơn khô phù hợp, có tính cạnh tranh
  • Metrotech luôn lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu của các bạn
  • Metrotech cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ các dịch vụ như: Cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm và dịch vụ; Sẵn sàng chủ động tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ; Giải quyết mọi vấn đề, khúc mắc một cách nhanh chóng; Tiết kiệm chi phí, thời gian và tiền bạc; Cung cấp các dịch vụ ưu đãi của Công ty….
  • Lợi ích của khách hàng – đối tác làm ăn của công ty luôn được đặt lên trên
  • Trung thực và minh bạch luôn là tiêu chí được đề cao trong mọi tình huống

Tại Metrotech, quý khách hàng sẽ cam kết nhận được sự các dịch vụ ưu đãi, sự hỗ trợ dài lâu và uy tín, không sợ máy đo độ dày bị hư hỏng khi còn thời gian bảo hành!

Nếu quý khách hàng có bất kì ý kiến đóng góp hoặc không hài lòng về những sự cố không đáng có trong quá trình vận chuyển, thanh toán hoặc đặt hàng thì xin hãy vui lòng liên lạc cho bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi theo địa chỉ liên lạc sau:

  • Tư vấn bán hàng: 0888203779
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0888203779
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: 618 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM

Mọi ý kiến đóng góp của khách hàng luôn là tài sản vô giá để Metrotech cải thiện khâu phục vụ của mình nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm tốt đẹp nhất!