Hướng dẫn ra đề kiểm tra đình kì cấp thpt

Vui lòng cho tôi hỏi: Việc đánh giá định kì học sinh trung học cơ sở, THPT được quy định ra sao? Mong sớm nhận hồi đáp.

Đánh giá định kì học sinh trung học cơ sở, THPT được quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

+ Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

+ Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

+ Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).

- Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.

- Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh trung học phổ thông theo quy định, đảm bảo tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông (đối với lớp 10, 11); không kiểm tra đánh giá đối với các nội dung tinh giản theo hướng dẫn của của Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH (đối với lớp 12).

- Bố trí thời gian kiểm tra phù hợp, đảm bảo không gây áp lực, quá tải đối với học sinh.

2. Thời điểm kiểm tra

- Kiểm tra cuối kì I: Từ ngày 25/12/2023 đến ngày 06/01/2024.

- Kiểm tra cuối kì II: Từ ngày 29/4/2024 đến ngày 12/5/2024.

3. Hình thức, nội dung, thời gian làm bài kiểm tra

3.1. Đối với lớp 10, 11

Tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối kì theo đúng hướng dẫn trong Chương II của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT về quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Nội dung kiểm tra của các môn phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của từng môn học.

  1. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số được thực hiện cụ thể như sau:

- Môn GDQP-AN: Kiểm tra lý thuyết hoặc kiểm tra thực hành tùy theo điều kiện dạy học của mỗi trường (dựa trên Kế hoạch dạy học đã xây dựng). Nếu lựa chọn kiểm tra lý thuyết, đề kiểm tra có thể bằng hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận hoặc tự luận.

- Các môn còn lại kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đối với kiểm tra phần tự luận môn Tin học: đơn vị có đủ điều kiện về máy tính (01 học sinh/01 máy) thì có thể tổ chức cho học sinh kiểm tra thực hành trên máy tại phòng máy vi tính nhưng không được trùng lặp đề giữa các lần kiểm tra.

- Môn Tiếng Anh: Kiểm tra và đánh giá thực hiện theo hướng dẫn trong Công văn số 2018/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2023 của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam về việc Hướng dẫn dạy học ngoại ngữ năm học 2023-2024; kiểm tra 5 nội dung gồm 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) và kiến thức ngôn ngữ; tỉ lệ điểm của từng nội dung là 20% (tỉ lệ này có thể được điều chỉnh trong khoảng 5% tùy theo tình hình của từng nhà trường).

- Môn ngữ văn: Tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm với tự luận. Đề kiểm tra gồm 2 phần:

+ Phần Đọc hiểu (6,0 điểm) theo 1 trong 2 hình thức sau:

* Kiểm tra theo hình thức tự luận gồm 8 câu hỏi/yêu cầu: nhận biết (3 câu: 1,5 điểm), thông hiểu (3 câu: 3,0 điểm), vận dụng (1 câu: 1,0 điểm), vận dụng cao (1 câu: 0,5 điểm);

* Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm với tự luận gồm 10 câu hỏi/yêu cầu. Trong đó, có 7 câu trắc nghiệm gồm: nhận biết (4 câu: 2,0 điểm), thông hiểu (3 câu: 1,5 điểm) và 3 câu tự luận gồm: thông hiểu (1 câu:1.0 điểm), vận dụng (1 câu: 1,0 điểm), vận dụng cao (1 câu: 0,5 điểm).

+ Phần Làm văn (4,0 điểm): Kiểm tra theo hình thức tự luận gồm 1 câu hỏi/yêu cầu, phân chia theo các mức độ nhận thức: nhận biết (1,0 điểm), thông hiểu (1,5 điểm), vận dụng (1,0 điểm), vận dụng cao (0,5 điểm).

+ Nội dung kiểm tra: Sử dụng ngữ liệu đọc hiểu là văn bản ngoài sách giáo khoa có hình thức thể loại, mức độ kiến thức tương đương với các loại văn bản đã học, chứa đựng các thông tin, nội dung phù hợp để kiểm tra theo các yêu cầu cần đạt trong chương trình Ngữ văn của lớp học tính đến thời điểm kiểm tra. Phần Làm văn, giáo viên cần lựa chọn kiểu bài, nội dung làm văn phù hợp với chương trình Ngữ văn của lớp học tính đến thời điểm kiểm tra, mục đích kiểm tra. Chú ý tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu (nếu có) để viết bài làm văn.

  1. Đối với các môn/nội dung đánh giá bằng nhận xét thực hiện cụ thể như sau:

+ Hình thức đề kiểm tra: Căn cứ vào điều kiện từng trường và đặc điểm của từng môn học có thể thực hiện thông qua bài thực hành, sản phẩm học tập hoặc dự án học tập (phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học).

+ Môn Âm nhạc, Mĩ thuật: Khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập.

+ Nội dung Giáo dục của địa phương; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

+ Môn Giáo dục thể chất: Căn cứ vào đặc điểm môn học và điều kiện nhà trường để thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài kiểm tra, bài thực hành, ....

  1. Thời gian làm bài kiểm tra: Môn Ngữ văn, môn Toán: 90 phút. Môn Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp: Từ 60 phút đến 90 phút. Các môn còn lại 45 phút. Đối với các môn chuyên thời gian tối đa 120 phút.

3.2. Đối với lớp 12

  1. Nội dung kiểm tra:

- Nội dung kiểm tra của các môn phải đảm bảo phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và mục tiêu giáo dục của từng môn học.

- Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; đọc thêm; không làm; không thực hiện; không yêu cầu; khuyến khích học sinh tự đọc/ tự học/ tự làm/ tự thực hiện/ tự tìm hiểu.

* Đối với môn Toán: Gồm cả hai phân môn Giải tích và Hình học.

  1. Hình thức đề kiểm tra:

- Môn Tiếng Anh: Kiểm tra và đánh giá theo đúng hướng dẫn trong Công văn số 2018/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2023 của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam về việc Hướng dẫn dạy học ngoại ngữ năm học 2023-2024.

- Môn GDQP-AN: Kiểm tra lý thuyết hoặc kiểm tra thực hành tùy theo điều kiện dạy học của mỗi trường (dựa trên Kế hoạch dạy học đã xây dựng). Nếu lựa chọn kiểm tra lý thuyết, đề kiểm tra có thể bằng hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận hoặc tự luận.

- Môn Thể dục: Căn cứ vào đặc điểm môn học và điều kiện nhà trường để thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài kiểm tra, bài thực hành, ....

- Môn Tin học: Căn cứ vào điều kiện nhà trường để thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài kiểm tra hoặc bài thực hành. Nếu kiểm tra thực hành cần đảm bảo 01 học sinh/01 máy và không được lặp đề giữa các lần kiểm tra. Nếu thực hiện bằng bài kiểm tra thì theo hình thức 100% trắc nghiệm khách quan.

- Các môn còn lại kiểm tra theo hình thức 100% trắc nghiệm khách quan.

  1. Thời gian làm bài kiểm tra: Môn Ngữ văn là 90 phút; Toán là 60 phút; các môn còn lại 45 phút. Đối với các môn chuyên thời gian tối đa 120 phút.

4. Mức độ nhận thức, tỉ lệ điểm các phần của các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số

Theo phụ lục đính kèm.

5. Tổ chức kiểm tra

Trên cơ sở hướng dẫn của Sở GDĐT, các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra cuối kì, năm học 2023-2024 của đơn vị mình (cụ thể thời gian, địa điểm, nội dung công việc, thành phần tham gia và nhiệm vụ của các thành viên; các quy định về khen thưởng, kỷ luật). Trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị chú trọng các nội dung sau:

- Hình thức và cấu trúc đề phải có tính thống nhất trong từng bộ môn theo hướng dẫn chung của Sở.

- Xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra cho từng khối, ra đề kiểm tra đảm bảo tính chính xác, đồng đều giữa các mã đề trong cùng một khối lớp; quản lí, phê duyệt ma trận, đặc tả đề trước khi biên soạn đề; kiểm duyệt đề thật kỹ trước khi sao in.

- Thành lập Ban ra đề đảm bảo cơ cấu, số lượng để thực hiện nhiệm vụ; lưu ý nhân sự Ban ra đề đảm bảo về chuyên môn, phù hợp với tình hình thực tế; xem xét các vấn đề liên quan đến tiêu cực có thể xảy ra trong dạy thêm, học thêm trái qui định (có cam kết của người ra đề về tính khách quan, tính bảo mật, tính chính xác, ... của đề kiểm tra).

- Xây dựng quy trình ra đề, lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của đề, chấm bài để tổ chức công tác kiểm tra đảm bảo các yêu cầu khách quan, công bằng, bảo mật, đánh giá đúng năng lực của học sinh.

- Đối với công tác sao in đề: xây dựng kế hoạch sao in, thành lập Ban sao in đề (cụ thể thời gian, địa điểm, nội dung công việc, thành phần tham gia và nhiệm vụ của các thành viên); tổ chức sao in đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối (có phương án bảo mật, an toàn cháy nổ ...); đặt địa điểm sao in hoàn toàn biệt lập với bên ngoài; quán triệt cán bộ, giáo viên, nhân viên sao in thực hiện nghiêm yêu cầu bảo mật (tuyệt đối không để cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như nhân sự không có trách nhiệm tiếp xúc với đề và khu vực sao in đề).

- Thủ trưởng đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc bảo mật đề kiểm tra trong quá trình ra đề, sao in, lưu giữ và tổ chức kiểm tra.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các khâu để đảm bảo kịp thời phát hiện, điều chỉnh, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra của Sở GDĐT

- Sở GDĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức kiểm tra cuối kì (tất cả các khâu) ở các đơn vị.

- Sau khi hoàn thành kiểm tra cuối kì, các đơn vị triển khai thực hiện các công việc sau:

+ Tổ chức họp nhận xét, đánh giá công tác ra đề (ma trận, đặc tả đề, đề kiểm tra dựa trên kết quả kiểm tra);

+ Công khai ma trận, đặc tả đề, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm lên website của đơn vị.

- Sở GDĐT sẽ tiến hành đánh giá chất lượng đề kiểm tra, việc tổ chức kiểm tra của các đơn vị; kết quả kiểm tra là cơ sở để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị.