Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024

Bugi là gì? Bugi có tác dụng gì? Bugi được nối với bộ phận nào? Đây là những câu hỏi thường được gặp của rất nhiều độc giả. Là bộ phân quan trọng của hệ thống đánh lửa nói riêng và động cơ đốt trong nói chung. Vậy cụ thể bugi là gì? Chúng có những loại nào? Đặc điểm cấu tạo cũng như tác dụng ra sao? Nên lựa chọn, sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng bugi như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời hữu ích.

Nội dung chính của bài viết

I. BUGI LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Như đã chia sẻ ở trên, Bugi là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với các hệ thống đánh lửa, động cơ đốt trong. Chúng xuất hiện bên trong các loại máy nông cụ, xe máy, oto, tàu bè, xe nâng hàng,… Vậy rốt cuộc Bugi là gì?

1.1 Bugi là gì?

Bugi (được dịch từ Tiếng Anh) là khái niệm để chỉ thiết bị dẫn dòng điện từ hệ thống đánh lửa đến buồng đốt của động cơ đánh lửa để tiến hành quá trình đốt cháy nhiên liệu cùng hỗn hợp khí nén bằng tia lửa điện. Đồng thời, bugi chứa áp suất cháy bên trong động cơ.

Như vậy, với câu hỏi bugi là gì thì có thể hiểu đơn giản thì bugi chính là chi tiết cuối cùng thuộc hệ thống đánh lửa, giúp cung cấp tia lửa điện để hỗn hợp khí và nhiên liệu có thể được đốt cháy bên trong buồng đốt. Như vậy, tia lửa điện do bugi đốt cháy phải đảm bảo tiêu chuẩn phát điện đúng thời điểm để nhiên liệu được đốt cháy một cách triệt để và thiết bị có thể vận hành ổn định.

Bên cạnh mục đích sử dụng để đánh lửa thì bugi còn có thể được dùng cho nhiều mục đích khác như đo lượng ion hóa trong xi-lanh, ứng dụng trong lò nung,… Hiện nay, bugi đóng vai trò quan trọng đối với nhiều thiết bị, phương tiện mà điển hình là ô tô và xe máy. Với những phương tiện trên thì bugi có thể được biết đến như một bộ phận phát điện cho động cơ và giúp xe máy, ô tô có thể khởi động, di chuyển. Như vậy, có thể dễ dàng hình dung bugi là gì cũng như vai trò đặc biệt của chúng.

Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024
Bugi là gì bugi có tác dụng gì

2.1 Cấu tạo của Bugi như thế nào?

Bugi nhìn chung được sản xuất và cấu thành từ lớp vỏ ren kim loại, được cách điện với điện cực trung tâm thông qua chất cách điện gốm. Đồng thời, chúng bao gồm nhiều bộ phận, được phối hợp đồng bộ với nhau theo nguyên lý cụ thể. Dưới đây là chi tiết cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc cơ bản của bugi.

Cấu tạo Bugi là gì đang là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Theo đó, Bugi được cấu thành từ nhiều bộ phận, trong đó điển hình phải kể đến: điện cực trung tâm, vỏ cách điện, khoảng trống vùng tạo nhiệt bugi,… Mỗi bộ phận đều đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình phát tia lửa điện của bugi, cụ thể như sau:

a. Điện cực trung tâm của Bugi

Điện cực trung tâm trong bugi là gì? Theo đó, chúng còn được gọi là điện cực dương. Đây chính là tập trung, phía đầu của điện cực, là nơi để tạo ra tia lửa điện giúp đốt cháy nhiên liệu và hỗn hợp không khí trong buồng cháy. Chúng có thiết kế dạng hình vuông và nhô ra ở trên bugi. Thông thường điện cực trung tâm được kết nối với thiết bị đầu cuối thông qua một sợi dây bên trong và thường là điện trở sê-ri gốm để giảm phát xạ nhiễu RF từ tia lửa điện.

Điện trở trung tâm thường được tạo thành từ chất liệu chuyên biệt và có khả năng hoạt động ổn định ở mọi môi trường, bao gồm cả nơi có áp suất và nhiệt độ biến thiên. Chúng phải đáp ứng yêu cầu có khả năng chống mài mòn cao nhất. Bởi vậy, lõi điện cực trung tâm thường được chế tạo từ hợp kim Nikel, Đồng, Platinum hoặc Iridium,…

b. Vỏ cách điện của Bugi

Vỏ cách điện của bugi là gì? Thực chất, đây là phần bảo vệ phía ngoài và được tạo ra để tránh hiện tượng rò rỉ điện cao áp. Chúng có độ bền cơ học với khả năng chịu nhiệt cao, truyền nhiệt tốt. Đồng thời, ở phần thân của vỏ cách điện luôn có những nếp gấp dạng sóng nhăn về phía đầu tiếp xúc và với chụp của bugi. Mục đích của việc này là để ngăn ngừa trường hợp phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của bugi xuống đến phần kim loại, như vậy sẽ làm giảm hiệu quả đánh lửa trong buồng đốt của động cơ.

Vỏ cách điện là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của bugi. Bởi vậy, chúng thường được làm từ vật liệu có khả năng cách điện tốt mà điển hình là gốm oxit nhôm (Có công thức hoá học là Al2O3). Như vậy, khi tìm hiểu bugi là gì thì người dùng không thể nào bỏ qua được bộ phận này.

c. Khoảng trống (vùng nhiệt) bugi

Khoảng trống bugi là gì? Có thể hiểu đơn giản thì đây chính là khoảng trống nằm giữa hai điện cực của bugi. Lúc này, khả năng tản nhiệt của bugi sẽ tỷ lệ nghịch với dung tích khoảng trống (vùng nhiệt) của bugi. Nếu dung tích khoảng trống càng lớn và sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém và ngược lại nếu khoảng trống nhỏ thì khả năng tản nhiệt tốt hơn. Đây cũng chính là lý do vì sao xuất hiện 2 loại bugi nóng và lạnh, cụ thể:

  • Bugi nóng: Thường có khả năng tản nhiệt khó và dễ bị nóng lên.
  • Bugi nguội: Trái ngược với loại trên, đây là bugi khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội.
    Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024
    Bugi là gì? Cấu tạo của Bugi

Ngoài những bộ phận chính kể trên thì để cấu thành bugi còn sự xuất hiện của nhiều linh kiện khác, điển hình như: điện cực nối mát, ống vách điện, gioang, lõi đồng, chất làm kín bằng thuỷ tinh,… Các bộ phận đảm nhận những nhiệm vụ riêng nhưng đều phối hợp đồng bộ với nhau giúp bugi có thể phát tia lửa điện đúng lúc, giúp đốt cháy nhiên liệu và hỗn hợp không khí trong buồng đốt một cách chính xác, hiệu quả cao nhất.

1.3 Nguyên lý hoạt động của Bugi là gì

Là chi tiết quan trọng của hệ thống đánh lửa, bugi cũng hoạt động theo nguyên lý nhất định. Khi tìm hiểu bugi là gì thì người dùng nhất định phải quan tâm đến nguyên lý hoạt động của chúng. Theo đó, quá trình đốt cháy cần có nhiên liệu, nhiệt và khí oxy. Với mỗi chu kỳ nạp trong động cơ thì xy lanh sẽ hút khoảng 21% oxy. Trường hợp động cơ phun đa điểm thì nhiên liệu sẽ được phun ngay trong chu kỳ nạp, còn đối với động cơ phun trực tiếp thì nhiên liệu sẽ được phun trong chu kỳ nén.

Lúc này, nhiệt sẽ được cung cấp dưới dạng tia lửa điện trong động cơ xăng. Dây đánh lửa tạo ra điện áp cao cùng với mô đun điều khiển động cơ để thực hiện quá trình này. Lúc này, điện tích sẽ được truyền qua dây nối tới bộ phận bugi. Khi điện tích nhảy đến giữa 2 cực và nằm trong khoảng 0.25 mm đến 1. 8mm thì tia lửa sẽ xuất hiện. Thông thường, quá trình bugi đánh lửa sẽ sinh ra nhiệt độ từ 4.700 °C đến 6.500 °C để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, không khí được nén trước đó và đẩy piston xuống ở chu kỳ nén.

Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024
Nguyên lý làm việc của Bugi là gì

II. BUGI CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Không chỉ băn khoăn bugi là gì, chúng có cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao mà người dùng còn quan tâm đặc biệt đến những tác dụng của chúng. Có rất nhiều câu hỏi về tác dụng của bugi oto, tà bè hay bugi xe máy có tác dụng gì,… Về bản chất tất cả các loại Bugi được trang bị trên các máy móc, thiết bị đều có chung 1 tác dụng. Theo đó, bugi còn đóng vai trò đặc biệt với hệ thống đánh lửa nói riêng và quá trình khởi động của động cơ nói chung và động cơ xăng nói riêng.

Thông qua việc phát tia lửa điện để đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt mà động cơ mới có thể khởi động, từ đó phương tiện có thể hoạt động, di chuyển. Như vậy, bugi có những tác dụng điển hình phải kể đến như:

  • Bugi là bộ phận cuối cùng của hệ thống đánh lửa nên đóng vai trò chính trong việc phát ra tia lửa điện giữa 2 điện cực, từ đó đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu bên trong buồng đốt.
  • Là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình khởi động và di chuyển của các loại phương tiện.
  • Thông qua bugi thì người dùng có thể chẩn đoán lỗi hỏng hóc liên quan đến động cơ xe ô tô, xe máy một cách dễ dàng.

Như vậy Bugi có tác dụng tạo ra tia lửa điện giữa 2 điện cực từ đó tạo ra dòng hồ quang điện cực nóng đốt cháy hỗn hợp hòa khí bên trong xilanh. Bugi giúp cho quá trình kích nổ bên trong buồng đốt của động cơ xăng, động cơ khí gas được diễn ra chính xác, hiệu quả,… Cần lưu ý thêm rằng động cơ dầu diesel không cần trang bị Bugi, bởi lẽ loại động cơ này sử dụng nguyên lý nén nổ thay vì kích nổ như các loại động cơ đốt trong khác.

Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024
BUGI CÓ TÁC DỤNG GÌ

III. CÁC LOẠI BUGI PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Bên cạnh băn khoăn bugi là gì thì nhiều người còn băn khoăn về các loại bugi phổ biến. Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng bugi khác nhau, tương thích với các loại thiết bị, phương tiện cụ thể. Trong đó, xét theo tiêu chí chất liệu được dùng để làm điện cực trung tâm thì có thể chia bugi thành một số loại cơ bản sau đây:

3.1 Bugi điện cực đồng

Loại bugi điện cực đồng là gì? Điện cực đồng là loại phổ biến khi chế tạo bugi cho hệ thống đánh lửa. Thông thường bugi được làm từ đồng nguyên khối. Với chất liệu này thì bugi có những ưu điểm và hạn chế cụ thể phải kể đến như:

  • Ưu điểm: Sử dụng bugi điện cực đồng sẽ tốt hơn cho điều kiện tăng áp, phù hợp với nhiều dòng xe cũ và tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Nhược điểm: Tuổi thọ thường ngắn và cần thêm điện áp khi sử dụng.

Như vậy, điện cực trung tâm sử dụng đồng thường có đường kính lớn nhất trong các loại nên đòi hỏi điện áp nhiều hơn để tạo ra tia lửa điện. Chúng thích hợp hơn cả với những phương tiện cũ, được sản xuất vào những năm 1980 vì chúng cần ít dòng điện.

3.2 Bugi điện cực bạch kim (Platinum)

Bên cạnh đồng thì điện cực bạch kim của bugi là gì? Đây chính là loại mà điện cực trung tâm được làm từ bạch kim. Thông thường, loại này có đường kính điện cực khoảng 1,1 mm và không cần điều chỉnh khe hở vì chúng không bị mài mòn. Tương tự như đồng, với loại bugi điện cực bạch kim có những ưu, nhược điểm điển hình như sau:

  • Ưu điểm: Tuổi thọ cao, giảm sự tích tụ carbon tối đa, có tính trơ, ít bị ăn mòn, thậm chí ở nhiệt độ cao nên tốt cho động cơ đốt trong.
  • Nhược điểm: Giá thành cao hơn gấo nhiều lần loại thông thường.

3.5 Bugi điện cực iridium

Loại bugi này được làm từ nguyên liệu quý hiếm Iridium với độ cứng cao gấp 6 lần so với Platinum. Bởi vậy, chúng có nhiều ưu điểm vượt trội cũng như tồn tại một số hạn chế, cụ thể như:

  • Ưu điểm: Bugi có thể làm việc ở mọi điều kiện, bao gồm cả môi trường khắc nghiệt, có khả năng đánh lửa rất tốt do đầu đánh lửa nhỏ giúp tập trung tia lửa, nhiên liệu được đốt cháy triệt để, công suất động cơ tăng, nhiên liệu được sử dụng tiết kiệm hơn, sử dụng ít điện áp và độ bền cao.
  • Nhược điểm: Đắt nhất trong các loại bugi đang có mặt trên thị trường.
    Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024
    Bugi điện cực bạch kim và Bugi điện cực iridium

3.3 Bugi điện cực bạc

Đây cũng là một trong những loại bugi mà người dùng có thể tham khảo. Theo đó, loại này có điện cực được làm từ vật liệu bạc với những ưu điểm và han chế cụ thể như:

  • Ưu điểm: Khả năng dẫn nhiệt tốt, chống ăn mòn và tuổi thọ tương đối cao.
  • Nhược điểm: Giá thành khá cao và khả năng ứng dụng còn hạn chế.

Thông thường loại bugi sử dụng điện cực này được dùng nhiều trong các loại xe máy và xe hiệu suất cũ của châu Âu. Có thể đánh giá đây là loại bugi trung gian, không tốt như bạch kim nhưng lại có nhiều ưu thế hơn đồng. Bởi vậy, giá thành của chúng cũng nằm giữa hai chất liệu kể trên.

3.4 Bugi điện cực Niken

Niken là một trong những loại vật liệu được sử dụng khá phổ biến cho điện cực bugi. Theo đó, loại này thường có đường kính trong khoảng 1,4 mm – 2,5 mm. Đồng thời, khi khe hở giữa điện cực trung tâm và cực tiếp đất tăng lên, quá trình phóng tia lửa giữa điện cực trở nên jhos khăn nên cần đến 1 điện áp lớn hơn để có thể phóng được tia lửa. Bởi vậy, trong một số trường hợp cần điều chỉnh khe hở hoặc thay thế bugi mới. Tương tự như các loại bugi khác, niken cũng có những ưu, nhược điểm nhất định:

  • Ưu điểm: Giá thành phải chăng.
  • Nhược điểm: Điện cực tròn nên khó phóng điện, bugi khó đánh lửa, tia lửa phát không tập trung, tính bền kém, điện cực dễ bị mài mòn dẫn đến nhiên liệu đốt cháy không hết gây lãng phí và động cơ không đạt được công suất tối ưu.

Như vậy, mỗi loại bugi sử dụng điện cực với chất liệu khác nhau sẽ có đặc điểm cũng như ưu thế và hạn chế riêng. Tuỳ thuộc vào thiết bị, phương tiện cũng như nhu cầu cụ thể mà người mua có thể cân nhắc để lựa chọn được loại phù hợp nhất. Đây cũng là vấn đề mà khách hàng cần lưu ý khi mua hoặc thay thế bugi cũ trên xe ô tô, xe máy,…

Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024
Bugi điện cực Niken

IV. BUGI GIÁ BAO NHIÊU? NÊN MUA Ở ĐÂU?

Giá bugi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại bugi, chất liệu sử dụng làm điện cực, loại xe, địa chỉ phân phối, thời điểm mua hàng,…. Chính vì vậy, người mua cần tham khảo nhiều đơn vị trước khi cân nhắc mua hàng. Dưới đây là bảng giá tham khảo do Phụ tùng Thiên Sơn tổng hợp:

Loại bugi Giá tham khảo Bugi ô tô 800.000 – 1.200.000 đồng/bộ 4 bugi Bugi xe Dream và Wave 100 65.000 đồng Bugi xe Wave 110 95.000 đồng Bugi xe ga Vision, Lead, Airblade, Sh mode 105.000 đồng Bugi xe Sh Việt NGK 105.000 đồng Bugi xe Sh nhập 185.000 đồng Bugi xe Sirius 75.000 đồng Bugi xe Piaggio 175.000 đồng

Hiện tại, Việt Nam có nhiều đơn vị phân phối bugi nói riêng và phụ tùng thiết bị các loại xe nói chung. Nếu có nhu cầu mua bugi cho xe máy, ô tô thì khách hàng có thể tìm đến địa chỉ của hãng để được tư vấn, báo giá và hỗ trợ chi tiết. Với dòng xe nâng chạy xăng cần sử dụng Bugi thì khách hàng có thể liên hệ đến các đơn vị phân phối phụ tùng uy tín để được hỗ trợ.

Ở nước ta, Xe Chính Hãng là một trong những đơn vị phân phối các loại phụ tùng xe nâng uy tín, chính hãng, đảm bảo chất lượng cao, dịch vụ tốt cùng mức giá rẻ nhất. Vì vậy, nếu có nhu cầu mua bugi dành cho xe nâng sử dụng nhiên liệu xăng hay các loại phụ tùng xe nâng khác thì Thiên Sơn chính là gợi ý tốt nhất.

Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024
Giá các loại bugi phụ thuộc vào nhiều yếu tố

V. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN

Bên cạnh những giải đáp bugi là gì thì nhiều người còn băn khoăn các lỗi khi bugi phát sinh cũng như cách bảo trì, bảo dưỡng,… Nếu có chung thắc mắc trên thì dưới đây là thông tin gợi ý chi tiết:

6.1 Dấu hiệu nhận biết hư hỏng bugi và cách xử lý

Sau quá trình sử dụng thì bugi có thể phát sinh những hư hỏng, trục trặc gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của động cơ cũng như phương tiện. Đặc biệt, người dùng cần cẩn trọng khi thấy những dấu hiệu dưới đây xuất hiện:

  • Xe tăng tốc chậm
  • Tiêu thụ nhiên liệu quá nhiều.
  • Động cơ bỏ máy.
  • Động cơ chạy không ổn định (tăng đột biến hoặc do dự)
  • Xe chạy không tải thô
  • Khó khởi động phương tiện,…

Khi xuất hiện những dấu hiệu kể trên thì rất có thể bugi đang gặp vấn đề hư hỏng cần xử lý. Thông thường, hầu hết các dòng xe khi đã chạy được khoảng 50.000 đến 80.000 km đều đòi hỏi thay thế bugi. Vì vậy, người dùng cần lưu ý khoảng cách xe di chuyển như trên cũng như quan sát các dấu hiệu phát sinh để có thể xác định vấn đề bugi gặp phải, từ đó quyết định bảo dưỡng hay thay thế thì phù hợp.

Gioang bugi trong xe otô tiếng anh là gì năm 2024
Dấu hiệu nhận biết hư hỏng bugi là gì

5.2 Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng bugi

Sau quá trình sử dụng xe thì người dùng cần lưu ý kiểm tra cũng như bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các bộ phận, trong đó có bugi. Thông thường, bugi dễ bị bám bẩn ở 2 điện cực, lúc này hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ chúng. Nếu bugi có màu đỏ gạch chứng tỏ chúng còn hoạt động khá tốt, còn khi xuất hiện bụi than trắng bám vào tức động cơ đang gặp vấn đề về bộ chế hoà khí hoặc bugi chuyển màu đen có thể do bị thiếu gió, thừa xăng.