Đánh giá về mặt tổ chức doanh nghiệp.pdf năm 2024

Nghiên cứu này phân tích các chỉ số tài chính và chuỗi giá trị phế liệu để đo lường hiệu quả của hoạt động thu mua phế liệu trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm luận cứ khoa học đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả hơn và giảm ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy công việc thu mua đem lại lợi nhuận khá cao cho tác nhân trong chuỗi. Tuy nhiên, nhận thức về an toàn và mức độ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản của họ chưa cao. Sơ đồ chuỗi giá trị thu mua phế liệu cho thấy hoạt động này khá đa dạng, tùy thuộc vào biến động mức giá mà các kênh cụ thể sẽ có hiệu quả hơn. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện chuỗi giá trị phế liệu, nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phế liệu và giải pháp quản lý phế liệu được đề xuất bao gồm tuyên truyền, tiếp cận tín dụng, trợ giá sản phẩm thu mua và hỗ tr...

Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của Tính vị chủng, Căng thẳng kinh tế và Đánh giá sản phẩm lên sự không sẵn lòng mua hàng hóa Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam. Dựa trên những sự kiện căng thẳng kinh tế gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, nghiên cứu này đánh giá lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam và sự không sẵn lòng mua hàng hóa Trung Quốc của họ như thế nào. Dựa trên dữ liệu thu thập từ 248 khách hàng, kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy sự không sẵn lòng mua hàng hóa Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam chịu tác động của ba yếu tố là Căng thẳng kinh tế, Tính vị chủng và Đánh giá sản phẩm. Nghiên cứu này có thể hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển các chiến lược kinh doanh và tiếp thị, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc phân phối các hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Việt Nam.

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của CLVT 64 dãy trong chẩn đoán u đầu tụy.Đối tượng và phương pháp: gồm 57 BN từ tháng 01/2012 - 12/2012 tại BV Việt Đức được chụp CLVT và có kết quả phẫu thuật và GPB là u đầu tụy.Kết quả: Chẩn đoán xác định: độ nhạy: 96%, độ đặc hiệu: 100%, tỉ lệ âm tính giả: 3,4%, độ chính xác: 98%, giá trị tiên đoán dương tính: 100%. Đánh giá xâm lấn tại chỗ: độ nhạy: 74%, độ đặc hiệu: 87%, tỉ lệ âm tính giả: 26%, độ chính xác: 86%, giá trị tiên đoán dương tính: 94%. Đánh giá xâm lấn mạch máu: độ nhạy: 75%, độ đặc hiệu: 95%, tỉ lệ âm tính giả: 25%, độ chính xác: 85%, giá trị tiên đoán dương tính: 88%. Phát hiện di căn hạch: độ nhạy: 57%, độ đặc hiệu: 85%, tỉ lệ âm tính giả: 43%, độ chính xác: 71%, giá trị tiên đoán dương tính: 72%. Dự kiến chính xác cách thức phẫu thuật: 87,7%.Kết luận: CLVT 64 dãy có độ nhạy độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ xâm lấn và dự kiến khả năng phẫu thuật.

Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với tình trạng stresss và thời gian làm việc ở bộ đội tàu ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả thực hiện trên 290 quân nhân thủy thủ tàu ngầm, chia làm hai nhóm, nhóm 1: nhóm dưới tàu (101 người) và nhóm 2: nhóm trên bờ (189 người). Tất cả quân nhân được đánh giá thời gian hoạt động trên tàu, đánh giá mức độ căng thẳng cảm xúc theo bộ câu hỏi Spielberger, làm xét nghiệm sinh hóa máu đánh giá rối loạn lipid máu. Kết quả: không có mối tương quan giữa nồng độ Triglycerid, LDL-C, HDL-C với tình trạng căng thẳng cảm xúc thường xuyên ở cả hai nhóm. Nhóm dưới tàu có mối tương quan thuận, yếu giữa tình trạng căng thẳng cảm xúc thường xuyên với nồng độ cholesterol (r=0,153, p<0,05), nhóm trên bờ không thấy mối tương quan này. Không có mối tương quan giữa các chỉ số rối loạn lipid máu với thời gian phục vụ trong lực lượng tàu ngầm của nhóm dưới tàu. Kết luận: Không có mối tương quan giữa tình trạng c...

Trong phần này, nhóm tác giả trình bày cụ thể và chi tiết hơn về FDI tại Việt Nam sau hơn ba thập kỷ dựa trên các tiêu chí bao gồm những sự kiện nổi bật, thực trạng và triển vọng.

Nghiên cứu này tập trung điều tra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức (SWOT) ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường công nghệ nhà xanh (GBTs) tại Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng tiếp cận hỗn hợp thăm dò gồm 3 bước: phân tích nội dung của 34 bài phỏng vấn chuyên sâu, nghiên cứu nhóm tập trung với 3 chuyên gia, và phân tích định lượng số liệu khảo sát bằng bảng hỏi cấu trúc với 32 cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm trong các dự án xây dựng công trình xanh. Kết quả nghiên cứu đã xác định và xếp hạng mức độ ảnh hưởng tương đối của 20 yếu tố SWOT đến thị trường GBTs; từ đó, 3 giải pháp chiến lược đã được đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển thị trường GBTs. Từ khóa: công nghệ nhà xanh; GBTs; công trình xanh; xây dựng xanh; SWOT.