Chi nhánh hạch toán kinh phí công đoàn là gì năm 2024

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Công văn 1232/TLĐ hướng dẫn hạch toán số kinh phí phải thu, phải nộp và kinh phí tiết giảm tại công đoàn các cấp trên cơ sở.

Theo đó:

  • Khi nhận được kinh phí, đoàn phí và kinh phí tiết giảm từ công đoàn cơ sở nộp lên (trường hợp công đoàn cơ sở được phân cấp thu), kế toán tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ghi:
  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 354.1: Số kinh phí, đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp công đoàn cấp trên theo tỷ lệ quy định → áp mục 44.00
  • Có TK 354.2: Số kinh phí tiết giảm của công đoàn cơ sở nộp công đoàn cấp trên → áp mục 44.00
  • Khi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhận được kinh phí công đoàn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (trường hợp công đoàn cơ sở không được phân cấp thu, thực hiện bù trừ đoàn phí và kinh phí tiết giảm), ghi:
    • Nợ TK 111, 112
    • Có TK 511 → áp mục 22.00

Xem thêm hướng dẫn tại Công văn 1232/TLĐ ngày 01/8/2017.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng củaLawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

Kinh phí công đoàn là khoản tiền do đơn vị sử dụng lao động đóng. Vậy người lao động phải đóng những khoản phí công đoàn nào? Dưới đây là mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất năm 2023.

Chi nhánh hạch toán kinh phí công đoàn là gì năm 2024

Kinh phí công đoàn là khoản tiền đơn vị sử dụng lao động phải đóng

1. Phân biệt Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì 1/2 sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và 1/2 để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.

Đoàn phí công đoàn là lệ phí công đoàn được thu dưới hình thức đơn vị sử dụng lao động trừ trực tiếp vào tiền lương của công nhân, sau đó trả cho công đoàn.

2. Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ vào Nghị định 191/2013/NĐ-CP; Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Hướng dẫn 2212/HD-TLĐ có quy định đối tượng, mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn 2023 như sau:

Đối tượng: Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp không thành lập tổ chức công đoàn.

Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023 vẫn được giữ nguyên là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Kinh phí công đoàn được nộp vào tài khoản ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1 Phương thức đóng kinh phí công đoàn

  • Đóng theo tháng, mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;
  • Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Đóng theo tháng hoặc theo quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;
  • Đóng tại tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở.

2.2 Mức phân bổ tổng số thu kinh phí công đoàn

  • 69% tổng số thu kinh phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng;
  • 31% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên;
  • Mức phạt khi không nộp: Phạt tiền từ 12% - dưới 15% tổng số tiền phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu.

Chi nhánh hạch toán kinh phí công đoàn là gì năm 2024

Mức đóng đoàn phí công đoàn của người lao động năm 2023

3. Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, Hướng dẫn 238/HĐ-TLĐ, Hướng dẫn 2212/HD-TLĐ về đối tượng, mức đóng, phương thức đóng của người lao động về đoàn phí công đoàn như sau:

Đối tượng nộp đoàn phí công đoàn là người lao động;

Mức đóng đoàn phí công đoàn là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

Người lao động có thể lựa chọn phương thức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng cho công đoàn cơ sở hoặc trích từ tiền lương hàng tháng.

3.1 Mức phân bổ tổng số thu đoàn phí công đoàn

  • 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng;
  • 60% tổng số thu đoàn phí nộp công đoàn cấp trên.

Mức phạt khi người lao động không đóng đoàn phí công đoàn liên tục 06 tháng mà không có lý do chính đáng là sẽ bị kỷ luật.

Lưu ý: Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn (theo hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/03/2014 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).

- Người lao động không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.

- Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn nhưng lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn.

- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Trên đây là những chia sẻ về mức đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn mới nhất năm 2023. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng rằng có thể mang lại cho bạn được nhiều thông tin có giá trị nhất.

Ai là người đóng kinh phí công đoàn?

Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; Từ quy định trên, có thể thấy, đoàn phí sẽ do đoàn viên của công đoàn đóng. Hay nói cách khác, chỉ người lao động tham gia công đoàn mới phải đóng khoản đoàn phí này.

Hạch toán chi phí công đoàn như thế nào?

– Với kinh phí công đoàn, thì hạch toán chi tiết theo từng bộ phận, tính vào chi phí của doanh nghiệp: Nợ TK: 154, 241, 622, 623 727, 641, 642… Lưu ý: Đó là cách hạch toán kinh phí công đoàn của doanh nghiệp phải nộp cho Liên đoàn lao động Quận, huyện.

Kinh phí công đoàn là bao nhiêu?

Mức đóng đoàn phí công đoàn là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

Tại sao phải nộp kinh phí công đoàn?

Kinh phí công đoàn được sử dụng cho các mục đích sau: - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động. - Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp khó khăn, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.