Cảnh sát giao thông phạt không cần hóa đơn năm 2024

Pháp luật hiện hành cho phép Cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu tiền? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam đề cập ngay sau đây.

1. Cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Theo Điều 76 và khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm của Cảnh sát giao thông được giới hạn như sau:

- Chiến sĩ Cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ có quyền xử phạt tối đa 500.000 đồng đối với vi phạm của cá nhân và 01 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

- Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt tối đa 1,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 03 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

- Trưởng đồn Công an có quyền xử phạt tối đa 2,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 05 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

- Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt tối đa 15 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 30 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt tối đa 37,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 75 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt tối đa 75 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 75 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Cảnh sát giao thông phạt không cần hóa đơn năm 2024
Cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

2. Cảnh sát giao thông được phạt tại chỗ tối đa bao nhiêu tiền?

Điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức vi phạm được nộp phạt trực tiếp cho Cảnh sát giao thông trong các trường hợp sau đây:

(1) Lỗi vi phạm hành chính bụi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Trường hợp này Cảnh sát giao thông sẽ không lập biên bản mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ và thu tiền luôn.

Lưu ý: Nếu lỗi vi phạm được phát hiện bởi phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì Cảnh sát giao thông sẽ phải lập biên bản vi phạm giao thông.

(2) Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn.

Với quy định nêu trên, thông thường, Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt tại chỗ chỉ được phạt tối đa 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, Cảnh sát giao thông được thu tiền phạt tại chỗ với một số lỗi vi phạm như:

- Xe máy tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Xe máy không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt.

- Xe máy chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

- Xe máy không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi thời tiết có sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

- Máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Xe đạp không đi bên phải theo chiều đi của mình hoặc đi không đúng phần đường quy định.

- Xe đạp dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường…

Cảnh sát giao thông phạt không cần hóa đơn năm 2024
Cảnh sát giao thông được phạt tại chỗ bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

3. Cảnh sát giao thông xử phạt sai quy định, phải làm sao?

Cục Cảnh sát giao thông công bố đường dây nóng tiếp nhận tin phản ánh tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng Cảnh sát giao thông đó là 06923.42593.

Do đó, nếu phát hiện Cảnh sát giao thông xử phạt sai quy định, người dân có thể gọi điện đến đầu số 06923.42593 hoặc thực hiện thủ tục khiếu nại theo quy định.

Việc khiếu nại có thể tiến hành trực tiếp hoặc khiếu nại qua đơn theo quy định tại Điều 8 Luật Khiếu nại 2011. Khiếu nại lần đầu đến chiến sĩ Cảnh sát giao thông xử phạt, sau đó nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết đó thì khiếu nại lần 2 đến cấp trên trực tiếp của người đó.

Lưu ý, ngay cả khi thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định xử phạt của Cảnh sát giao thông thì người vi phạm vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt trước (theo khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Cá nhân, tổ chức sẽ được hoàn trả lại số tiền phạt giao thông đã nộp khi có quyết định giải quyết khiếu nại hoặc khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền xác định việc xử phạt giao thông là sai quy định (theo Điều 7 Thông tư 18/2023/TT-BTC).

Thời hạn hoàn tiền là trong 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Ngày 7-1, Bộ Tài chính đã lên tiếng trước thông tin cho rằng lực lượng công an được giữ lại 70% tiền nộp phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.

Cảnh sát giao thông phạt không cần hóa đơn năm 2024

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra nồng độ cồn lái xe container trên Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: Tuấn Minh

Bộ Tài chính cho biết để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, ngày 25-7-2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89 quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với các tỉ lệ phân bổ cụ thể.

Đến ngày 6-12-2013, Thông tư 89 nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153 ngày 31-10-2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 153 nêu rõ, tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Do đó, Bộ Tài chính khẳng định theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153 thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Vừa qua, sau khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực, nâng mức xử phạt của nhiều hành vi lên rất cao, nhiều ý kiến cho rằng việc lực lượng công an giữ lại 70% số tiền phạt là quá cao.