Bút toán trả lại chi phí đã khấu hao năm 2024

Cách hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định như thế nào? Để giúp bạn làm rõ vấn đề này, MISA MeInvoice xin chia sẻ các thông tin liên quan đến hạch toán khấu hao tài sản cố định.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán khấu hao tài sản cố định, bạn có thể tìm hiểu trước về những thông tin chi tiết của tài sản cố định trong bài viết xem thêm

Xem thêm: [Cập nhật] TSCĐ là gì? Phân loại các loại tài sản cố định

Bút toán trả lại chi phí đã khấu hao năm 2024

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá và phân bổ giá trị của tài sản một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng.

Khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu hơn về khấu hao tài sản cố định là có liên quan đến việc hao mòn tài sản, là sự giảm dần về giá trị hoặc giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

2. Cách hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định

2.1 Hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định không phải lắp đặt, chạy thử

Nếu mua tài sản mà không phải lắp đặt, chạy thử, đầu tư,… (không phát sinh các chi phí khác) sử dụng được ngay thì hạch toán:

  • Nợ TK 211 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
  • Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 1121 / TK 331 :

– Trường hợp mua sắm tài sản cố định hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình
  • Nợ TK 153 : Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
  • Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
  • Có các TK 111, 112, 331…

– Trường hợp mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

Khi mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi là:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
  • Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
  • Nợ TK 242 : Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]
  • Có các TK 111, 112, 331.

Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

  • Nợ TK 331 : Phải trả cho người bán
  • Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

  • Nợ TK 635 : Chi phí tài chính
  • Có TK 242 : Chi phí trả trước.

– Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng tài sản cố định hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình
  • Có TK 711 : Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình
  • Có các TK 111, 112, 331,…

– Trường hợp mua Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
  • Nợ TK 213 : Tài sản cố định vô hình (nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất)
  • Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có các TK 111, 112, 331,…

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Bút toán điều chỉnh tài sản cố định trong hợp nhất báo cáo tài chính bao gồm các bút toán điều chỉnh liên quan đến tăng, giảm tài sản cố định, tăng giảm khấu hao tài sản cố định phát sinh do giao dịch mua bán trong nội bộ tập đoàn. Nguyên tắc khi hợp nhất báo cáo tài chính thì phải loại trừ những ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ này trên báo cáo tài chính hợp nhất. Lý do điều chỉnh là khoản doanh thu của công ty bán là khoản chi phí của công ty mua, khi lên báo cáo tài chính hợp nhất thì nó bị lặp vì suy cho cùng thì chúng nằm trong cùng một tập đoàn.

Sau đây, kế toán Ytho xin gởi đến các bạn bài học: Bút toán điều chỉnh tài sản cố định trong hợp nhất báo cáo tài chính

Bút toán trả lại chi phí đã khấu hao năm 2024

Bút toán điều chỉnh tài sản cố định trong hợp nhất báo cáo tài chính

  1. Nguyên tắc điều chỉnh

    – Các khoản thu nhập khác, chi phí khác, lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn. Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của TSCĐ (nguyên giá, hao mòn lũy kế) phải được điều chỉnh lại như thể không phát sinh giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn.

    – Trường hợp tài sản cố định được bán có lãi thì chi phí khấu hao đang được ghi nhận trong Báo cáo tài chính riêng của bên mua tài sản cố định sẽ cao hơn chi phí khấu hao xét trên phương diện của cả tập đoàn, do đó trong Báo cáo tài chính hợp nhất kế toán phải điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn.

    – Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định trong Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó nên kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lãi chưa thực hiện bị loại trừ khỏi giá trị TSCĐ. Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khoản mục chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cũng phải được ghi giảm số tiền tương ứng với thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện của tập đoàn. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh giảm chi phí khấu hao của tập đoàn.

    – Trường hợp giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị thuộc tập đoàn làm phát sinh một khoản lỗ thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định xét trên phương diện tập đoàn sẽ lớn hơn cơ sở tính thuế của nó nên Báo cáo tài chính hợp nhất phải phản ánh được phần thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lỗ chưa thực hiện nằm trong giá trị TSCĐ. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được số tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tương ứng với việc tăng lợi nhuận của tập đoàn. Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh tăng chi phí khấu hao của tập đoàn.

    – Trường hợp phát sinh lãi hoặc lỗ chưa thực hiện từ giao dịch công ty con bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn thì khi xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát, kế toán phải xác định phần lãi hoặc lỗ chưa thực hiện cần phân bổ cho các cổ đông không kiểm soát và điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát.

    1. Bút toán điều chỉnh

      a) Loại trừ thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận chưa thực hiện và điều chỉnh lại giá trị ghi sổ của tài sản cố định phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong kỳ.

      – Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có lãi và giá bán nhỏ hơn nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi:

      Nợ Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa nguyên giá – giá bán )

      Nợ Thu nhập khác (phần chênh lệch giữa giá bán cao hơn GTCL TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ)

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế đến ngày bán)

      – Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có lãi và giá bán lớn hơn nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi:

      Nợ Thu nhập khác phần chênh lệch giữa giá bán cao hơn GTCL TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ)

      Có Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa giá bán – nguyên giá)

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế đến ngày bán)

      – Trường hợp giao dịch bán TSCĐ bị lỗ, kế toán ghi:

      Nợ Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa nguyên giá – giá bán )

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế đến ngày bán)

      Có Chi phí khác (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn GTCL TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ)

      b) Loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong kỳ trước.

      – Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lãi và nguyên giá tài sản cố định lớn hơn giá bán, kế toán ghi:

      Nợ Nguyên giá TSCĐ ( phần chênh lệch giữa nguyên giá – giá bán)

      Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lãi gộp từ giao dịch bán TSCĐ )

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế).

      – Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lãi và nguyên giá tài sản cố định nhỏ hơn giá bán kế toán ghi:

      Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lãi từ giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ)

      Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa giá bán – nguyên giá)

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế).

      – Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lỗ, kế toán ghi:

      Nợ Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa nguyên giá – giá bán)

      Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lỗ từ giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ)

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế).

      c) Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ.

      Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong giá trị TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chi phí khấu hao vào các khoản mục chi phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo.

      – Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động bán hàng, kế toán ghi:

      Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )

      Có Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Có Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước).

      – Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hoặc kinh doanh dịch vụ, kế toán phải xác định ảnh hưởng của chi phí khấu hao đến giá vốn hàng bán ghi:

      Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )

      Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước)

      – Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao phải loại trừ giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho để loại trừ cho phù hợp. Trong trường hợp đó bút toán loại trừ như sau:

      Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )

      Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Có Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước).

      Bút toán trả lại chi phí đã khấu hao năm 2024

      Bút toán điều chỉnh tài sản cố định trong hợp nhất báo cáo tài chính

      d) Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lỗ chưa thực hiện trong giá trị còn lại của TSCĐ.

      Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lỗ chưa thực hiện phản ánh trong giá trị còn lại của TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ bổ sung chi phí khấu hao vào các khoản mục chi phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ, kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo.

      – Trường hợp tài sản được dùng trong quản lý hoặc cho bộ phận bán hàng, kế toán ghi:

      Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Nợ Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước)

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ(số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).

      – Trường hợp tài sản được dùng sản xuất, kế toán ghi:

      Nợ Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước)

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ(số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).

      – Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ ảnh hưởng của chi phí khấu hao được loại trừ giữa hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ và ghi:

      Nợ Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Nợ Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

      Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước)

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ(số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).

      đ) Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn khi tài sản vẫn đang sử dụng.

      – Kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn và phản ánh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến Báo cáo tài chính. Đồng thời với việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị nội bộ trong tập đoàn, kế toán ghi:

      Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

      Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.

      Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:

      Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

      Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.

      – Đồng thời với việc loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị nội bộ trong tập đoàn, kế toán ghi:

      Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại

      Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

      Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:

      Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

      Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

      e) Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của việc điều chỉnh chi phí khấu hao khi tài sản cố định vẫn đang sử dụng: Khi tài sản vẫn còn đang được sử dụng và đang được trích khấu hao thì đồng thời với việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao tài sản cố định và hao mòn luỹ kế tài sản cố định, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của việc điều chỉnh trên.

      – Trường hợp loại trừ lãi từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế như sau:

      Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)

      Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)

      Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại luỹ kế đến cuối kỳ).

      – Trường hợp loại trừ lỗ từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh tăng chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế như sau:

      Nợ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ kế đến cuối kỳ)

      Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)

      Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ).

      Khi tài sản cố định vẫn còn đang được sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá thì toàn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn đã chuyển thành lãi thực của tập đoàn thông qua việc giảm trừ chi phí khấu hao hàng kỳ. Từ thời điểm này không còn phát sinh thuế thu nhập hoãn lại.

      Bút toán trả lại chi phí đã khấu hao năm 2024

      Bút toán điều chỉnh tài sản cố định trong hợp nhất báo cáo tài chính

      g) Ảnh hưởng của việc loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện đến lợi ích cổ đông không kiểm soát.

      – Giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn có thể ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông không kiểm soát.

      – Nếu công ty con là bên bán thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ.

      – Nếu công ty con là bên mua thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến chi phí khấu hao tài sản cố định của công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ.

      – Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, nếu lợi ích cổ đông không kiểm soát bị giảm xuống, kế toán ghi:

      Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát

      Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.

      – Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, nếu lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng lên, kế toán ghi:

      Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát

      Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.

      h) Ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong các năm trước đối với các TSCĐ đã được bên mua khấu hao hết theo nguyên giá và vẫn đang sử dụng.

      – Trường hợp giá bán nội bộ lớn hơn nguyên giá kế toán phải điều chỉnh bằng cách ghi:

      Nợ Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa nguyên giá – giá bán)

      Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (nguyên giá – giá bán).

      – Trường hợp giá bán nội bộ trước đây nhỏ hơn nguyên giá, kế toán ghi:

      Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (giữa giá bán – nguyên giá)

      Có Nguyên giá TSCĐ (giá bán – nguyên giá).

      Các trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời và không ảnh hưởng đến thuế thu nhập hoãn lại.

      i) Trường hợp TSCĐ mua từ một đơn vị trong nội bộ tập đoàn được bán khi chưa khấu hao hết.

      Khi TSCĐ mua từ một đơn vị trong nội bộ tập đoàn được bán khi chưa khấu hao hết thì kế toán phải phản ánh việc hoàn nhập giá trị còn lại của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện còn nằm trong giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi:

      Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại

      Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

      Bài học: Bút toán điều chỉnh tài sản cố định trong hợp nhất báo cáo tài chính khá là dài nhưng chúng tôi cũng đã hoàn thành để gởi đến các bạn. Các bạn có những vướng mắc về bài học: Bút toán điều chỉnh tài sản cố định trong hợp nhất báo cáo tài chính hãy để lại bình luận để mọi người cùng vào giải quyết với các bạn nhé.