Bộ phận nào phê chuẩn thay đổi mức lương năm 2024

Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang với 6 nội dung, dự kiến thực hiện từ 1-7-2024.

Bộ phận nào phê chuẩn thay đổi mức lương năm 2024

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn liên quan lĩnh vực nội vụ.

Đề xuất 6 nội dung cải cách tiền lương

Đáng chú ý, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đã có báo cáo đối với nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại nghị quyết 27 của trung ương.

Theo đó, Chính phủ đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, báo cáo Quốc hội về kết quả và lộ trình cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Trong đó, Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung (dự kiến thực hiện từ 1-7-2024).

Cụ thể gồm xây dựng 5 bảng lương mới; chế độ phụ cấp; chế độ tiền thưởng; chế độ nâng bậc lương; nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập.

Theo báo cáo, sau năm 2024 sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lương để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi mức lương thấp nhất đạt bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp.

Báo cáo nêu rõ căn cứ kết luận của cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ sẽ báo cáo Ban Cán sự đảng trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.

Từ đó để các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định cụ thể chế độ tiền lương mới đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

Xây dựng nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên

Về tiền lương, phụ cấp đối với giáo viên mầm non, tiểu học, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay lực lượng này được hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung.

Ngoài ra, giáo viên mầm non và tiểu học còn được hưởng các chế độ ưu đãi như: Phụ cấp ưu đãi nhà giáo; phụ cấp thâm niên nghề (dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội).

Đối với giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi theo nghề (70%); phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn; trợ cấp, phụ cấp lưu động; phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, dù được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, đặc thù để có tổng thu nhập (tiền lương và phụ cấp) cao hơn so với ngành, nghề khác, đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng nghị định của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng thông tin hiện Chính phủ đã ban hành nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Đồng thời, Thủ tướng đã ban hành quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Quy định chung về các khoản lương

Bộ phận nào phê chuẩn thay đổi mức lương năm 2024
Quy định chung về các khoản lương

Quy định chung về các khoản lương là nguyên tắc cơ bản để phân cấp bậc lương cho từng vị trí. Tiền lương bao gồm 3 khoản là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung.

2.1 Mức lương

Mức lương được pháp luật quy định tại mục a khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
  1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

2.2 Phụ cấp lương

Phụ cấp lương được pháp luật quy định tại mục b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

2.3 Các khoản bổ sung khác

Về các khoản bổ sung khác được pháp luật quy định tại mục c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Tóm lại, quy trình tính lương được xây dựng dựa trên các quy định chung. Các quy định chung về các khoản lương gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản khác được quy định như sau:

Mức lương sẽ chia thành 2 loại là mức lương theo công việc, chức danh và tính theo thời gian. Mức lương theo công việc, chức danh được tính dựa trên thang lương do doanh nghiệp xây dựng. Mức lương theo thời gian tính trên việc hưởng lương theo sản phẩm bằng cách xác định đơn giá sản phẩm.

Về phụ cấp lương sẽ chia thanh 2 loại. Trong đó gồm phụ cấp lương do ảnh hưởng từ bên ngoài và phụ cấp chức vụ. Phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình lao động gồm phụ cấp khu vực, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…Phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên…

Xem thêm: Quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp

Bộ phận nào phê chuẩn thay đổi mức lương năm 2024
Quy định tính lương trong doanh nghiệp

3.1 Thu thập dữ liệu tính lương

Thu thập dữ liệu tính lương do bộ phận chấm công kiểm tra và báo cáo. Trong bước này, doanh nghiệp sẽ xác nhận lại với nhân viên về thời gian và khối lượng công việc. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện chấm công cho nhân viên. Bộ phận chấm công sẽ theo dõi và ghi lại tiến độ hoàn thành KPI của nhân viên. Cuối cùng, bộ phận này tổng hợp và lập báo cáo chuyển cho phòng hành chính nhân sự.

3.2 Đối chiếu, xác nhận bảng chấm công

Đối chiếu và xác nhận được thực hiện bởi phòng hành chính nhân sự. Dựa vào bảng chấm công được gửi từ bộ phận chấm công để đối chiếu với dữ liệu đã lưu trữ trong tháng như đơn nghỉ việc, đơn xin nghỉ của người lao động… Sau đó, phòng hành chính nhân sự sẽ rà soát báo cáo về KPI một lần nữa và chuyển báo cáo về cho bộ phận kế toán lương.

Những thông tin cụ thể cần được nhân sự xác định trong bảng lương gồm:

  • Đối với giờ công thực tế của người lao động đã ghi nhận theo thẻ chấm công của từng cá nhân.
  • Đối với giờ công ghi nhận bị thiếu so với thực tế. Bộ phận nhân sự phải làm giấy đề nghị xác nhận giờ công theo quy định của công ty.
  • Đối với giờ công không chính xác so với quy chế công ty. Bộ phận nhân sự phải mời nhân viên và các phòng ban liên quan giải thích. Nếu có trường hợp vi phạm quy định thì phải có phương án xử lý theo quy chế của công ty.
  • Đối với giờ công tăng ca của người lao động. Nhân sự cần xác nhận giấy đề nghị tăng ca của người lao động. Tuy nhiên nếu không có giấy đề nghị tăng ca nhưng người lao động có giờ công vượt quá 1 giờ/ngày làm việc. Nhân sự phải tiến hành mời nhân viên giải trình lý do sự việc.

Sau khi hoàn tất, nhân sự tiến hành tổng hợp và chuyển cho từng bộ phận. Việc này nhằm xác định chính xác với người lao động. Đồng thời, phòng nhân sự cũng giải quyết những khiếu nại bảng chấm công vào thời điểm này.

3.3 Lập bảng tính lương

Lập bảng tính lương được thực hiện bởi bộ phận kế toán tiền lương. Bảng tính lương được lập căn cứ vào số công, số lượng sản phẩm hoàn thành, đơn giá khoán sản phẩm, KPI… để tính ra tổng tiền lương và các khoản tiền khác cụ thể cho từng nhân viên. Doanh nghiệp tiến hành lập bảng lương bao gồm những nội dung cần thiết của nhân viên gồm:

Đối với lương và các chế độ

Phòng nhân sự tiến hành rà soát hợp đồng giao kết đối với người lao động. Việc này nhằm xác định có sự phát sinh về lương cơ bản, chế độ bảo hiểm hoặc các phụ cấp của người lao động không? Sau đó, tiến hành cập nhật những dữ liệu mới được thay đổi vào bảng tính lương.

Đối với mức lương

Tổng lương cơ bản thực tế trong tháng = Lương cơ bản x Số ngày công thực tế/ Số ngày công tiêu chuẩn trong tháng Tổng lương tăng ca = Lương cơ bản x Số ngày công tăng ca/ Số ngày công tiêu chuẩn trong tháng Tổng lương làm vào ngày chủ nhật (không được nghỉ bù) = Lương cơ bản x Số ngày công làm chủ nhật (không được nghỉ bù)/Số ngày công tiêu chuẩn trong tháng x2 Tổng lương làm ngày lễ = Lương cơ bản x Số ngày công làm ngày lễ/ Số ngày công tiêu chuẩn trong tháng

Ngoài ra trong lương thực nhận, còn có các khoản thu nhập khác và phụ cấp cho người lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động làm đủ 23 ngày công/tháng trở lên thì được nhận nguyên mức trợ cấp. Nếu dưới 23 ngày công trong tháng thì cách tính như sau:

Mức phụ cấp = Số ngày công thực tế/Số ngày công tiêu chuẩn trong tháng x Mức phụ cấp

Đối với tiền thưởng

Khoản lương thưởng này được dựa trên sự đánh giá của các phòng ban. Các phòng ban phải tiến hành đánh giá công việc và chuyển về cho nhân sự vào cuối tháng. Trưởng phòng ban lập biên bản đánh giá công việc tổng hợp các tiêu chí liên quan đến nghiệp vụ và quy định của công ty theo chỉ tiêu.

Dựa trên biên bản đánh giá, nhân sự tiến hành lập bảng tổng hợp và rà soát thông tin lại với các phòng ban và giám đốc phê duyệt. Sau đó, bộ phận tính lương tiến hành nhập hệ số đánh giá công việc và bảng lương

Mức tiền thưởng = Mức tiền thưởng do hiệu quả công việc x Hệ số đánh giá chất lượng công việc

Đối với các khoản giảm trừ

Quy trình tính lương còn bao gồm một số khoản giảm trừ. Người lao động khi nhận lương thực tế sẽ bị trừ trực tiếp vào lương. Cụ thể:

  • Đối với ứng lương, kế toán sẽ tổng hợp đơn xin tạm ứng lương trong tháng và chuyển danh sách cho nhân sự nhập vào bảng lương.
  • Đối với các khoản bồi thường, nhân sự tiến hành tổng hợp quyết định xử lý bồi thường thiệt hại từ nhân viên phụ trách pháp chế và nhập vào bảng lương của từng cá nhân (nếu có).
  • Đối với các khoản đóng thuế, bảo hiểm bắt buộc và công đoàn cũng phải có quyết định tương ứng từ giám đốc và công đoàn của doanh nghiệp.

3.4 Kiểm tra, ký duyệt

Sau khi lập bảng lương, bộ phận kế toán tiền lương chuyển bảng tính lương sang kế toán trưởng. Sau khi kiểm tra kỹ, bảng lương được chuyển qua Giám đốc. Giám đốc xác nhận và ký duyệt xác nhận bảng lương. Trong quá trình trên, nếu có vấn đề không hợp lý, bộ phận kế toán sẽ được yêu cầu để giải trình sau đó.

3.5 Gửi xác nhận bảng lương cho nhân viên

Bảng thanh toán lương sau khi được kiểm tra và xem xét sẽ chuyển trở lại cho kế toán tiền lương. Sau đó, bộ phận kế toán tiến hành lập phiếu chi lương và gửi xác nhận bảng lương.

3.6 Thanh toán lương

Thanh toán lương là bước trích quỹ và phát lương cho nhân viên do thủ quỹ đảm nhận. Thủ quỹ kiểm tra và thực hiện trả đủ, trả đúng và trả kịp thời cho người lao động. Việc thanh toán lương cho người lao động do phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm. Nếu có lý do tài chính dẫn đến thanh toán trễ phải thông tin cho cấp trên để thông báo đến nhân viên.