Báo cáo đánh giá rủi ro cháy nổ năm 2024

Xem thêm: Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 , Bảo Hiểm Con Người, bảo hiểm người sử dụng điện, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm học sinh 24/24, Bảo hiểm hàng hải,

FERA sẽ định lượng rủi ro cho các tiết bị liên quan đến kịch bản rủi ro từ Tràn đổ không kiểm soát (LOCs), bao gồm rò rỉ hydrocarbon từ thiết bị công nghệ, hệ thống thu gom.

Các bước chính ban đầu của FERA được tóm tắt bên dưới, bao gồm cấu trúc chính để hoàn thành các mục tiêu của nghiên cứu:

  • Xác định tất cả LOC có khả năng dẫn đến sự cố cháy nổ tại nhà máy.
  • Xác định tất cả các thông số của chất lưu trữ dễ cháy (thể tích, tốc độ dòng chảy, áp suất, nhiệt độ, v.v…)
  • Xác định tất cả loại rò rỉ có thể xảy ra và kịch bản cháy nổ liên quan (cháy vũng, cháy tia, cháy bùng, nổ, v.v…)
  • Xây dựng thông số cháy/nổ cho từng kịch bản cháy nổ xác định được (kích thước đám cháy, khoảng cách bức xạ, áp suất dư của vụ nổ theo khoảng cách, v.v…)
  • Xác định tần suất rò rỉ liên quan đến từng kịch bản cháy nổ
  • Xác định các kịch bản có khả năng leo thang và hậu quả của từng kịch bản, đi kèm xem xét khả năng kiểm soát và giảm thiếu với các biện pháp được đề nghị.
  • Đề nghị các biện pháp bổ sung nhằm kiểm soát và giảm thiểu mối nguy cho xem xét mức độ ALARP của quy trình. Hiện trường vụ cháy tại cơ sở sản xuất sắt, nhựa và gỗ Thiện Tín tại Cụm công nghiệp - làng nghề Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

Nhà máy cơ khí là cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí, cấu kiện, vật tư bằng thép. Nguyên liệu chủ yếu trong dây chuyền công nghệ là thép. Ngoài ra, còn có các hóa chất, chất phụ gia, sơn, chai nén khí… đều là những chất dễ cháy. Chất cháy hầu hết có mặt toàn dây chuyền sản xuất, trong khi đó nguồn gây cháy bắt đầu và hình thành theo nhiều dạng khác nhau như: do không chấp hành nội quy về an toàn PCCC, ma sát giữa các bộ phận kim loại, chập điện, sử dụng thiết bị điện không an toàn, hóa chất, hay do phát sinh từ công việc hàn cắt, sử dụng ngọn lửa trần,… Do đó, khả năng xảy ra cháy nổ tại nhà máy khá cao. Nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời, đám cháy dễ lan rộng và phát triển với quy mô diện tích lớn, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bài viết này dựa trên cơ sở một nghiên cứu điển hình tại một nhà máy cơ khí tại Bình Dương với 9 khu vực chính, nhằm nhận diện, phân tích và đánh giá những rủi ro cháy nổ tiềm ẩn, tồn tại, tác động và ảnh hưởng như thế nào trên cơ sở 3 khía cạnh: con người, tài sản và các hoạt động sản xuất bằng phương pháp bán định lượng FRAME; từ đó loại bỏ, giảm thiểu những rủi ro cháy nổ bằng một số biện pháp khả thi về tổ chức, hoàn thiện phương án PCCC đảm bảo an toàn về con người và tài sản, phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai tại nhà máy sản xuất cơ khí.

Kết quả đánh giá rủi ro cháy nổ tại cơ sở

Phương pháp bán định lượng FRAME được áp dụng để phân tích và đánh giá các rủi ro cháy nổ tác động và ảnh hưởng đến con người, tài sản, thiệt hại và các hoạt động sản xuất như thế nào tại 9 khu vực chính.

Bảng 1. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro cháy nổ tại các khu vực trong nhà máy

STT

Khu vực

R

R1

R2

1

Văn phòng

0,19

0,63

0,16

2

Chế tạo

1,32

1,4

1,13

3

Phun bi

0,12

1,36

0,14

4

Sơn

0,43

2,18

0,46

5

Kho

0,11

1,37

0,08

6

Sơn dậm

0,28

1,14

0,28

7

Xuất hàng

0,16

0,81

0,15

8

Bảo vệ

0,05

0,86

0,04

9

Nhà xe

0,1

0,84

0,1

Nhận xét: Đối với rủi ro cháy nổ về khía cạnh kết cấu và tài sản (R), ngoại trừ khu vực chế tạo có mức độ rủi ro cháy nổ trung bình (1,32) thì các khu vực còn lại đều ở mức rủi ro cháy nổ thấp dưới 1 và chấp nhận được. Đối với rủi ro cháy nổ về khía cạnh con người (R1) có mức rủi ro cháy nổ cụ thể là: Tại khu vực chế tạo, phun bi, kho, sơn dậm có giá trị R1 lần lượt là 1,4; 1,36; 1,37; 1,14 có mức rủi ro cháy nổ lớn hơn 1 và dưới 1,6 nên được xem là mức rủi ro cháy nổ trung bình; tại khu vực sơn có giá trị R1 lần lượt là 2,18 nằm trong khoảng giá trị từ 1,6 đến 4,5 ở mức cao. Các khu vực còn lại có mức rủi ro cháy nổ chấp nhận được.

Đối với rủi ro cháy nổ về khía cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tất cả các khu vực gần đều ở mức độ rủi ro cháy nổ chấp nhận được ngoại trừ khu vực chế tạo có mức rủi ro cháy nổ trung bình (1,13).

Báo cáo đánh giá rủi ro cháy nổ năm 2024
Hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại xưởng sản xuất gia công cơ khí của Công ty TNHH Pe Foam Toàn Cầu ở thôn Đồng Tỉnh, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang - Hưng Yên). Ảnh: Đinh Tuấn

Kết quả đánh giá rủi ro lại sau khi thực hiện đề xuất biện pháp kiểm soát công tác PCCC tại cơ sở

Từ kết quả đánh giá rủi ro cháy nổ trên, để loại bỏ, giảm thiểu những rủi ro cháy nổ, sẽ ưu tiên thực hiện các biện pháp như trang bị hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy tự động cho những khu vực có mức rủi ro cháy nổ từ 1,6 trở lên. Bố trí hệ thống báo khói cho các khu vực có mức rủi ro cháy nổ trung bình và thực hiện những kế hoạch khác để nâng cao khả năng PCCC. Các đề xuất cụ thể như sau:

Một là, Bố trí lại mặt bằng sản xuất, xây dựng thêm các khu vực để ngăn cách khu vực vật tư, kho bãi với khu vực sản xuất để hạn chế số lượng chất cháy tập kết tại khu vực sản xuất, nhà kho. Những hóa chất, dung dịch khi đem ra sử dụng, không được để chảy tràn trên đường, nơi làm việc. Việc này sẽ giúp hạn chế số lượng chất cháy, ngăn chặn rủi ro gây cháy nổ giữ chỗ làm việc gọn gàng, sạch sẽ và nâng cao hiệu quả trong việc bảo quản, ngăn chặn rủi ro cháy nổ. Tránh tia lửa, tàn lửa nguồn lửa văng bắn vào gây cháy nổ. Tiếp theo là trang bị hệ thống báo cháy tự động, hệ thống đèn cảnh báo và hệ thống chữa cháy tự động tại tất cả các khu vực. Đầu tư hệ thống PCCC giúp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện đám cháy, đảm bảo việc sơ tán, thoát nạn được thuận tiện, dễ dàng. Nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy ban đầu.

Báo cáo đánh giá rủi ro cháy nổ năm 2024

Hình ảnh đám cháy ở Công ty Cơ khí trong Khu chế xuất Tân Thuận (TP. Hồ Chí Minh)

Hai là, bảo dưỡng hệ thống điện, dây điện phải được lắp đặt gọn gàng, thay mới hoặc bọc lại các chỗ hở trên dây điện. Khi thay mới phải đảm bảo có tiết diện phù hợp và chịu được công suất làm việc. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì và sửa chữa kịp thời các thiết bị điện, vệ sinh thường xuyên để hạn chế bụi bám trên mô tơ, dây điện, ổ cắm. Việc nâng cấp, mua sắm thiết bị, máy móc và bảo dưỡng hệ thống điện giúp ngăn chặn sự chập điện, quá tải, phát sinh tia lửa, đảm bảo an toàn điện, đảm bảo máy móc, thiết bị làm việc liên tục, hạn chế sự ma sát, tĩnh điện do bụi, tăng cường tuổi thọ.

Ba là, thực hiện việc đào tạo và khen thưởng giúp trình độ, nhận thức của cán bộ làm công tác quản lý an toàn được nâng cao, góp phần làm tăng hiệu quả công tác an toàn. Bên cạnh đó, công nhân hiểu được các rủi ro cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình làm việc, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện công tác an toàn nói chung và cháy nổ nói riêng.

Bốn là, lên kế hoạch định kỳ hàng tháng, quý thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị, đặc biệt chú trọng vấn đề dọn dẹp, vệ sinh các máy móc, thiết bị, các đường ống thông gió và kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hệ thống PCCC, giúp cho nhà máy chủ động trong công tác PCCC, hạn chế được những rủi ro về cháy nổ. Bên cạnh đó, tăng cường được tính khả dụng của hệ thống PCCC khi có trường hợp cháy nổ xảy ra.

Bảng 2. Bảng so sánh các giá trị của các mức độ rủi ro cháy nổ trước và sau khi thực hiện các biện pháp đề xuất

STT

Khu vực

R

R1

R2

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

1

Văn phòng

0,19

0,08

0,63

0,23

0,16

0,07

2

Chế tạo

1,32

0,3

1,4

0,27

1,13

0,25

3

Phun bi

0,12

0,03

1,36

0,24

0,14

0,03

4

Sơn

0,43

0,07

2,18

0,37

0,46

0,07

5

Kho

0,11

0,03

1,37

0,38

0,08

0,02

6

Sơn dậm

0,28

0,1

1,14

0,2

0,28

0,09

7

Xuất hàng

0,16

0,04

0,81

0,18

0,15

0,04

8

Bảo vệ

0,05

0,01

0,86

0,19

0,04

0,01

9

Nhà xe

0,1

0,04

0,84

0,19

0,1

0,04

Mức độ hiệu quả rõ rệt của các biện pháp được đề xuất tại các khu vực: Tại khu vực sơn, có mức độ rủi ro cháy nổ cao (2,18) sẽ dự kiến giảm xuống mức rủi ro cháy nổ chấp nhận được (0,37) và các khu vực có mức độ rủi ro cháy nổ trung bình như khu vực chế tạo, phun bi, kho và sơn dậm sẽ đạt mức độ rủi ro cháy nổ chấp nhận được sau khi thực hiện biện pháp.

Kết luận

Kết quả đánh giá rủi ro cháy nổ khu vực sơn giảm đáng kể sau khi áp dụng các giải pháp PCCN. Các khu vực còn lại của nhà máy sẽ được cải thiện tốt hơn nữa về công tác PCCC khi áp dụng công cụ đánh giá rủi ro cháy nổ FRAME trong lựa chọn các giải pháp. Tuy nhiên, do các biện pháp được đề xuất chủ yếu là mang tính thụ động giúp giảm ngăn ngừa tác động của sự cố nếu có xảy ra chứ chưa chủ động triệt tiêu hay giảm được mức độ rủi ro cháy nổ tiềm năng trong quá trình sản xuất, nên các rủi ro cháy nổ không giảm. Do đó, nhà máy cần tiếp tục bổ sung giải pháp kỹ thuật cải thiện quy trình công nghệ sản xuất đảm bảo an toàn PCCN dựa vào công cụ đánh giá FRAME.

Báo cáo đánh giá rủi ro cháy nổ năm 2024
Chú trọng thực hiện công tác đảm bảo an toàn cháy nổ cho người lao động

Tại cấp cơ sở, công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, trong đó có phòng ...

Báo cáo đánh giá rủi ro cháy nổ năm 2024
Cần nhìn lại công tác phòng chống cháy nổ tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra sự cố hỏa hoạn ở các khu công nghiệp (KCN). Đáng chú ý, đã có những vụ ...

Báo cáo đánh giá rủi ro cháy nổ năm 2024
Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ: Vẫn còn nhiều bất cập

Trong thời gian qua, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các nhiệm vụ phòng chống cháy nổ và cứu nạn ...