Ai lập dự toán gói thầu tư vấn năm 2024

Ngày 28/4/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 1671/BXD-KTXD gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn thẩm tra phục vụ công tác thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước đối với dự án quan trọng quốc gia.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định: “Đối với dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công, việc lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị dự án quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công”.

Tại khoản 3 Điều 40 Luật Đầu tư công quy định: “Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia”.

Vì vậy đối với dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công như nêu tại văn bản số 689/UBND-DA thì việc lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị dự án thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ. Chi phí thẩm định, thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia do hội đồng nhà nước thực hiện theo Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Theo phản ánh của ông Đỗ Trung Sơn (Vĩnh Phúc), Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có nêu việc thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu quy định tại Khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này thực hiện như đối với dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Tuy nhiên, ông Sơn không rõ thẩm quyền thẩm định dự toán gói thầu đối với dự án, công trình quy định tại Khoản 4 Điều 17 (đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình, chủ đầu tư tự xác định dự toán gói thầu trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của gói thầu trong dự toán xây dựng công trình được duyệt nếu cần thiết).

Ông Sơn hỏi, đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì thẩm quyền thẩm định dự toán gói thầu được quy định như thế nào? Cơ quan nào thẩm định dự toán gói thầu này?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình nếu cần thiết phải xác định dự toán gói thầu thì chủ đầu tư xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình được duyệt.

Như vậy, sau khi dự toán xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật, trường hợp cần thiết phải xác định dự toán gói thầu thì căn cứ các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, chủ đầu tư tự xác định, tự thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều này có nghĩa là sau khi đơn vị tư vấn lập dự toán gói thầu thì Tư vấn QLDA có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thẩm định lại dự toán đó để CĐT phê duyệt thôi.

Cái này cũng giống như chi phí giám sát: Đã có Tư vấn giám sát rồi nhưng trong chi phí QLDA vẫn có mục: - Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình Cái này cũng mang tính chất tham mưu cho CĐT. Ví dụ khi đơn vị Tư vấn giám sát có Báo cáo giám sát thì tư vấn QLDA sẽ kiểm tra vào báo cáo lại cho CĐT về tính đúng đắn, xác thực của báo cáo giám sát thôi. Chứ không phải đơn vị Tư vấn QLDA phải thực hiện trực tiếp giám sát.

Quy định về Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng được quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25/03/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 10/05/2015 cụ thể như sau:

Điều 15. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng 1. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng là các chi phí để thực hiện một hoặc một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng phù hợp với phạm vi công việc cần thực hiện của gói thầu. 2. Nội dung dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng. Đối với các gói thầu tư vấn khảo sát xây dựng; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thì nội dung dự toán gói thầu gồm các khoản mục chi phí như dự toán gói thầu thi công xây dựng. 3. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở chi phí tư vấn trong dự toán xây dựng công trình và cập nhật, bổ sung các khối lượng, các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan đến chi phí (nếu có) tại thời điểm lập dự toán gói thầu. 4. Chi phí dự phòng của dự toán gói thầu xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của loại công việc tư vấn, tiến độ thực hiện nhưng không vượt quá mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng đã xác định trong dự toán xây dựng công trình. 5. Đối với các gói thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên, dự toán gói thầu còn gồm chi phí mua bảo hiểm nghề nghiệp trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng. 6. Đối với các gói thầu tư vấn phải thực hiện trước khi phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở phạm vi công việc thực hiện.

Khoahocxaydung.edu.vn

Giá gói thầu do ai lập?

Giá gói thầu: Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu.

Ai thẩm định dự toán gói thầu?

Giao Giám đốc Sở Tài chính: Thẩm định dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

Dự toán gói thầu là gì?

Dự toán gói thầu là gì? Dự toán gói thầu được hiểu là toàn bộ chi phí cần thiết được sử dụng thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Giá gói thầu xây dựng là gì?

Giá gói thầu xây dựng - Giá gói thầu xây dựng là giá trị của gói thầu xây dựng được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu xây dựng gồm toàn bộ chi phí cần thiết được tính đúng, tính đủ để thực hiện gói thầu xây dựng, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.