13 tháng 10 là ngày gì năm 2024

Ngày 13-10 hàng năm được lấy là Ngày Doanh nhân Việt Nam kể từ năm 2004 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 13-10 cũng là ngày diễn ra nhiều sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế như ngày mất của nhà văn Vũ Trọng Phụng, ngày Charles Messier khám phá ra Thiên hà Xoáy nước, và ngày sinh của nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 13-10

Sự kiện trong nước

Ngày 13-10-1968, mẹ Nguyễn Thị Suốt hy sinh trong khi đang chèo đò chở bộ đội qua sông. Trong những năm giặc Mỹ leo thang chiến tranh, tăng cường bắn phá miền Bắc, Quảng Bình là một vùng đất lửa ác liệt. Mẹ Suốt đã dũng cảm chèo đò qua sông Nhật Lệ, chuyên chở bộ đội, hàng hóa, vũ khí từ bờ Bắc sang bờ Nam, trung bình mỗi năm khoảng 1.400 chuyến đò. Tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ IV (1966) tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời ra tham dự. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, mẹ được phong tặng danh hiệu “Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước”.

Ngày 13-10-2004, Ngày Doanh nhân Việt Nam chính thức ra đời theo Quyết định số 990/QĐ-TTg ban hành ngày 20-9-2004 của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân. Đồng thời, tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam để biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 13-10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đó cũng chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 13-10-1939 là ngày mất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ông là một trong những nhà văn lớn của nền Văn học Việt Nam trong thế kỷ 20, với hai tiểu thuyết tiêu biểu là Giông tố và Số đỏ. Tuy thời gian cầm bút ngắn ngủi (chỉ chưa đầy 8 năm tính đến ngày mất) nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại di sản hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, 1 bản dịch kịch từ tiếng Pháp, cùng một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.

Sự kiện quốc tế

Ngày 13-10-1773, nhà thiên văn học Charles Messier khám phá ra Thiên hà Xoáy nước, một thiên hà xoắn ốc đang va chạm, nằm cách đây vào khoảng 23 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Lạp Khuyển.

Ngày 13-10-1792, Nhà Trắng (the White House), công trình gồm văn phòng và nơi ở của Tổng thống Hoa Kỳ, bắt đầu được khởi công xây dựng. Công trình do kiến trúc sư người Ireland James Hoban thiết kế và được hoàn thành sau 8 năm. Tổng thống thứ hai của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ John Adams đã trở thành ông chủ đầu tiên của tòa nhà này vào ngày 1-11-1800.

Ngày 13-10-1925 là ngày sinh của nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Với việc trở thành Thủ tướng Anh vào năm 1979, bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này ở châu Âu. Bà cũng là Thủ tướng Anh duy nhất chiến thắng ba nhiệm kỳ liên tiếp trong thế kỷ 20, đồng thời là vị Thủ tướng tại vị lâu nhất của Anh (11 năm) kể từ năm 1827.

Theo dấu chân Người

Ngày 13-10-1949, Bác gửi thư tới “các võ quan và các chiến sĩ Đội quân Bắc Phi Độc lập”, một lực lượng nhỏ gồm một số binh sĩ người Bắc Phi trong quân đội viễn chinh Pháp phản chiến chạy sang phía Việt Nam. Họ đã được tổ chức lại để làm công tác tuyên truyền, kêu gọi binh lính địch phản chiến. Trong thư, Người khẳng định: “Người Việt Nam, người Bắc Phi cũng như những người bạn ở các thuộc địa Pháp khác, chúng ta đoàn kết chặt chẽ và cùng có chung một lý tưởng: Đập tan chế độ thực dân Pháp và giành lại độc lập.”

Cũng vào ngày 13-10-1949, Báo Cứu quốc đăng bài trả lời phỏng vấn của Bác với nhà báo A.Steele, phóng viên tờ “New York Herald Tribune” của Mỹ. Trả lời câu hỏi về việc “thành lập một khối liên hợp hay đồng minh giữa các nước châu Á”, Bác cho rằng: “Bất kỳ sự liên hợp hay đồng minh nào nhằm mục đích làm cho các nước giúp đỡ lẫn nhau và cộng tác thân thiện với nhau để bảo vệ độc lập, hoà bình và dân chủ đều là tốt cả”. Về những chính sách đối nội, Bác khẳng định: “Những sự cải cách xã hội mà nhân dân Việt Nam đang thực hiện là đủ ăn, đủ mặc và đủ điều kiện để học tập. Những thắng lợi đã đạt được là: Thủ tiêu xong một phần nạn mù chữ, nạn hút thuốc phiện, cờ bạc và các hủ tục khác, thắng nạn đói”. Cuối cùng, Bác đặt vấn đề ngược lại:“Tôi muốn hỏi nhân dân Mỹ một câu này, và mong ông cho tôi biết những câu trả lời của nhân dân Mỹ: Nếu Pháp hoặc một ai khác xâm phạm nước Mỹ, giết người, đốt phá thành phố và làng mạc Mỹ, với mục đích là để bắt Mỹ làm nô lệ, thì nhân dân Mỹ sẽ đối phó như thế nào?”.

(Theo Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Trong “Thư gửi các giới Công Thương Việt Nam”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên báo Cứu quốc, số 66, ngày 13-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau.”

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, từ thân phận nô lệ ở một nước thuộc địa, nhân dân ta đã trở thành chủ nhân thực sự của một nước Việt Nam độc lập. Song Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, đặc biệt là những khó khăn về kinh tế, tài chính. Quốc khố gần như trống rỗng, kinh tế kiệt quệ, chưa thu được thuế, Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp, ngân quỹ Chính phủ chỉ vẻn vẹn có 1,25 triệu đồng Đông Dương, nhưng trong đó có tới 580 nghìn đồng rách nát đang chờ tiêu huỷ, các khoản nợ của chính phủ bù nhìn, tay sai để lại lên đến 564 triệu đồng... Tình hình đó đòi hỏi chính quyền cách mạng cần nhanh chóng có biện pháp bảo đảm tài chính, tạo cơ sở vững chắc để có thể tiến hành các nhiệm vụ cách mạng quan trọng tiếp theo.

Thời điểm đó, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương tổ chức “Tuần lễ Vàng” động viên nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng “Quỹ Độc lập”. Hưởng ứng chủ trương của Bác và chính phủ mới, các doanh nhân, các nhà tư sản dân tộc đã đóng góp vào các quỹ này trên 20 triệu đồng Đông Dương và khoảng 370kg vàng. Trong số đó, tiêu biểu là vợ chồng doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đóng góp hơn 5.000 lượng vàng.

Đặc biệt, một bộ phận của giới Công Thương đã tập hợp lại thành “Công-Thương cứu quốc đoàn” và gia nhập Việt Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi hoan nghênh hành động này và nhấn mạnh: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng, để khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng công-thương nghiệp trong việc kiến thiết nền kinh tế, tài chính quốc gia.

Người viết:“Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng,” để lý giải thêm lý do tại sao hoạt động công-thương, hoạt động kinh doanh sản xuất không nên tách rời khỏi nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Theo lời Người, mọi sự đóng góp không quan trọng nhiều hay ít, mà quan trọng là tấm lòng của từng người dân với công cuộc kiến thiết đất nước, cũng như để chính quyền cách mạng có được nguồn lực bảo vệ nền độc lập của nước nhà.

Đã 76 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ gửi thư cho giới Công-Thương, nhưng bài học về huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc mà Bác đã nêu ra vẫn còn nguyên giá trị.

Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu,với sự xuất hiện của ngày càng nhiều biến thể. Đất nước ta dù đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh, nhưng nhiều ngành nghề, nhiều địa phương và nhiều người dân vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một chiến lược lâu dài để có thể duy trì sản xuất, giữ vững ổn định kinh tế, đảm bảo cuộc sống cho người dân, và từng bước đẩy lùi dịch bệnh đó là chúng ta cần phải đẩy nhanh hơn nữa chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 trên toàn quốc. Đứng trước nhiệm vụ khó khăn đó, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương hết sức đúng đắn khi huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt tập đoàn, doanh nghiệp, công ty tư nhân, tham gia đóng góp vào công cuộc chống dịch.

Việc các tập đoàn, công ty tư nhân tham gia đóng góp hàng chục, hàng trăm tỷ đồng vào Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19 cũng như trao tặng vật phẩm hỗ trợ tuyến đầu chống dịch đã giúp chúng ta từng bước kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.

Đồng thời đó cũng là những hành động chung tay làm“việc nước” của các doanh nghiệp, góp phần giữ vững môi trường ổn định cho chính họ để nối lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục phát triển thịnh vượng, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp như mong mỏi của Bác.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 13-10-1965 đăng “Thư khen của Hồ Chủ tịch” gửi đồng bào, bộ đội và cán bộ tỉnh Thanh Hóa. Trong thư, Bác khen ngợi quân dân tỉnh Thanh Hóa đã “chiến đấu dũng cảm và xuất sắc bắn rơi 100 máy bay Mỹ.” Bác động viên bộ đội, cán bộ và đồng bào Thanh Hóa “hãy phát huy thắng lợi, nêu cao truyền thống anh hùng…, đoàn kết chặt chẽ, luôn luôn cảnh giác, thi đua chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, cùng đồng bào cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.”

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 13-10-1969 có hình ảnh “Hồ Chủ tịch thăm hợp tác xã Yên Trường (Thanh Hóa) tháng 12-1961”. Cũng trên trang nhất của số báo này, Báo Quân đội nhân dân trích đăng câu nói của Bác: "Du kích là một lực lượng cực kỳ to lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Sức du kích thật mạnh thì chiến tranh giải phóng nhất định thắng lợi.”

TRUNG THÀNH

13 tháng 10 là ngày gì năm 2024

12-10-1945, Bác Hồ nhắc nhở: "Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh"

Ngày 12-10-1945, trong một bài viết, Bác Hồ nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. 12-10 cũng là ngày diễn ra nhiều sự kiện như ngày sinh vua Trần Thánh Tông, Bác Hồ tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân,Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ.

13 tháng 10 là ngày gì năm 2024

11-10-1962, chuyến tàu gỗ đầu tiên khai thông Đường Hồ Chí Minh trên biển

Ngày 11-10-1962, Đường Hồ Chí Minh trên biển được khai thông bằng sự kiện chuyến tàu gỗ gắn máy đầu tiên chở hơn 30 tấn vũ khí từ Hải Phòng vào đến Cà Mau.

13 tháng 10 là ngày gì năm 2024

10-10-1954: Bác căn dặn về xây dựng Thủ đô

67 năm trước, Bác Hồ có một bài viết đăng trên báo Nhân dân khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng một “Thủ đô bình yên, tươi đẹp” bởi “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta”. Ngày 10-10 còn có rất nhiều sự kiện đáng nhớ như Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, ngày sinh nhà Vệ sinh học quân sự đầu tiên của ngành Quân y Việt Nam Từ Giấy, Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo khai mạc.

Tại sao ngày 13 10 là ngày doanh nhân Việt Nam?

Ngày 13/10 hàng năm trở thành Ngày Doanh nhân Việt Nam kể từ năm 2004 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khuyến khích và tôn vinh vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân vì những cống hiến, đóng góp cho phát triển đất nước.

Ngày 13 tháng 10 có gì đặc biệt?

Ngày Doanh nhân Việt Nam có nguồn gốc lịch sử đặc biệt. Ngày 13/10/1945, sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến giới Công Thương Việt Nam, khuyến khích họ tham gia vào công cuộc xây dựng nền kinh tế thịnh vượng cho đất nước.

Ngày 13 tháng 10 là ngày gì?

Đến nay, sau 15 năm Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định lấy ngày 13/10 là “Ngày Doanh nhân Việt Nam” và 05 năm Nghị quyết 09-NQ-TW của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, thực tế đã khẳng định ý nghĩa lịch sử của bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới công thương vào ngày 13/10/1945.

Ngày doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ?

Ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, hằng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày doanh nhân Việt Nam”.